Khi Bộ Chính trị có nghị quyết cho phép Phú Quốc (Kiên Giang) thí điểm đón khách quốc tế, kể cả trong tình hình dịch bệnh để thử nghiệm chính sách quốc gia vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, phòng chống dịch hiệu quả, doanh nghiệp kỳ vọng rất nhiều.
Vẫn biết khi mở ra đón khách sẽ có những áp lực, va vấp, thách thức khi dòng khách quốc tế đến. Nhìn góc độ tích cực hơn, qua những điều phát sinh trong quá trình thí điểm đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời đây cũng là tín hiệu mạnh mẽ của Việt Nam gửi đến thế giới, tuy phòng chống dịch vẫn giữ vững được phát triển kinh tế.
Chỉ còn vài ngày nữa là sang tháng 11 vẫn chưa rõ "ánh sáng cuối đường hầm" trong việc mở cửa thí điểm. Những quy định và quy trình cụ thể cho việc này ra sao vẫn còn bỏ ngỏ từ trung ương đến địa phương. Bộ, ngành nói vai trò của tỉnh Kiên Giang, địa phương thì trông chờ hướng dẫn của bộ, ngành.
Theo quan điểm của tôi, chuyện mở cửa không thuộc vào thẩm quyền của địa phương mà quyền do các bộ, ngành trung ương hướng dẫn.
Chỉ đạo mới nhất của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh các bộ theo thẩm quyền có trách nhiệm, hướng dẫn để Kiên Giang thực hiện tốt cho việc thí điểm mở cửa đón khách quốc tế.
Từng quy trình như công nhận hộ chiếu vắc xin, quản lý khách xuất nhập cảnh, khách đi lại như thế nào, điều kiện dịch tễ có cách ly hay không... thì các bộ, ngành như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ VH-TT&DL tham gia ý kiến, trong đó Bộ VH-TT&DL phải là đơn vị chủ trì.
Với kinh nghiệm làm du lịch và tham khảo đối tác của chúng tôi từng mang khách charter flight (chuyến bay thuê bao) đến Phú Quốc, họ đều trả lời rằng nếu khách phải cách ly 7 ngày tại resort, khách sạn thì sẽ không tổ chức cho khách tới.
Nhìn qua Thái Lan, mô hình "Phuket sandbox" cũng không còn cách ly du khách nữa. Thái Lan đang xem xét lại các mô hình này, bằng đề xuất chính sách mới mang tên "One SOP, One System" (OSOS - một quy trình thao tác chuẩn, một hệ thống) để tạo thuận tiện cho khách và sự thống nhất trong các mô hình du lịch.
Điều mà quanh quẩn về cách thức đón nhưng chưa bàn tới là mở cửa ra có khách đến không. Doanh nghiệp trong nước còn hồi hộp với chính sách thì doanh nghiệp nước ngoài cũng như vậy. Trong kế hoạch này, mở cửa du lịch chưa rõ sự tham gia của các đơn vị lữ hành quốc tế ở mức độ nào.
Một số đơn vị lữ hành quốc tế sẵn sàng mang khách vào nhưng không rõ tiêu chí, thực tế trải nghiệm thì không đơn vị nào dám mạo hiểm đưa khách tới nơi họ không rõ, không thấy an toàn.
Vấn đề giới hạn số lượng khách quốc tế 3.000 - 5.000 khách/tháng giai đoạn 1, tôi cho rằng có thể áp dụng trong giai đoạn ban đầu, doanh nghiệp cũng nên chấp nhận miếng bánh không thể chia đều được. Tuy nhiên, về lâu dài cần phải mở cửa về trạng thái bình thường, không thể ngăn cách được nữa.
Trong giai đoạn "giờ G" chuẩn bị mở cửa, nếu trách nhiệm và triển khai không rõ ràng, doanh nghiệp càng khó xử, mỗi lần chuẩn bị khởi động đón khách, doanh nghiệp phải tốn rất nhiều chi phí.
Để mở cửa du lịch đón khách quốc tế, các bộ, ngành cần phải ngồi lại, nhanh chóng thống nhất một quy trình chuẩn tránh tình trạng "vênh nhau".
Với lĩnh vực du lịch, Bộ VH-TT&DL chủ trì lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, thống nhất và thông qua đề xuất của tỉnh để nhanh chóng triển khai, doanh nghiệp còn có thời gian để chuẩn bị.
Không thể chậm hơn được nữa!
TTO - Được chọn thí điểm đón khách du lịch quốc tế sau thời gian dài 'đóng băng' vì dịch bệnh COVID-19, Phú Quốc (Kiên Giang) đang chạy đua tiêm phủ vắc xin cho toàn dân trên đảo, đảm bảo đủ điều kiện đón khách theo đúng kế hoạch.
Xem thêm: mth.76380747072011202-aun-coud-noh-mahc-eht-gnohk/nv.ertiout