vĐồng tin tức tài chính 365

Hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng vực dậy sản xuất trong đại dịch

2021-10-28 19:14

Hàng loạt địa phương phía Nam đang nỗ lực vực dậy sản xuất trong điều kiện “bình thường mới”, vừa sản xuất vừa phòng chống dịch.

Sản xuất "hồi sinh"

Ông Nguyễn Chánh Phương - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (Hawa), cho biết: Đến thời điểm này, gần 80% trong số trên 600 hội viên của Hawa tại TPHCM đã bắt đầu tái sản xuất để kịp tiến độ giao hàng cho đối tác trong thời gian tới.

“Dự kiến đến hết tháng 10.2021, sẽ có trên 90% doanh nghiệp làm việc bình thường trở lại. Trong những ngày gần đây, việc đi lại giữa các tỉnh, thành phố tại khu vực miền Tây Nam bộ và Tây Nguyên đã dần thuận lợi hơn nên đã có nhiều công nhân từ các địa phương này quay lại Long An, Bình Dương… để làm việc” – ông Nguyễn Chánh Phương cho hay.

Mặc dù phải chịu ảnh hưởng khá nặng nề từ làn sóng thứ tư của dịch COVID-19, nhưng Bình Dương là địa phương đã ban hành khá sớm kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới (từ ngày 16.9.2021) theo 3 giai đoạn và triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, nối lại chuỗi cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, thực hiện tinh thần của Nghị quyết 128/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, Bình Dương đã mạnh dạn chuyển từ mô hình “3 tại chỗ” sang mô hình “3 xanh” (nhà máy xanh, nhà trọ xanh và công nhân xanh) và  mô hình “3 tại chỗ linh hoạt”, vừa sản xuất hiệu quả, vừa phòng chống dịch an toàn. Đến nay, tại các khu công nghiệp của Bình Dương hoạt động sản xuất đang dần bình thường trở lại, trên 96% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của Bình Dương khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng công nhân, người lao động trở lại làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp đạt 76,38%...

Ông Võ Văn Minh – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tỉnh đang tập trung thực hiện các biện pháp để xây dựng “vùng xanh," thực hiện trạng thái “bình thường mới” theo các mốc thời gian.

Tại TPHCM, đã có hơn 1.300 công ty, nhà máy trong các khu chế xuất khu công nghiệp mở cửa trở lại, đạt trên 92%. Đặc biệt, tại Khu công nghệ cao TPHCM, 100% doanh nghiệp đã hoạt động trở lại.  

Tại Đồng Nai, hiện 92% số doanh nghiệp đang hoạt động trở lại với gần 1.600 doanh nghiệp với trên 497 nghìn công nhân, người lao động).

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 454/897 doanh nghiệp, hợp tác xã ngoài khu, cụm công nghiệp đang hoạt động (chiếm 50,6%). Trong đó, có 91 doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”; 363 doanh nghiệp hoạt động đảm bảo các công tác phòng, chống dịch theo quy định…

Ông Nguyễn Chánh Phương đánh giá, trong số các tỉnh ở phía Nam thì Long An hiện thu hút đông đảo doanh nghiệp và công nhân làm việc nhất, do trong suốt thời gian dịch bệnh địa phương này có chính sách chống dịch khá nhất quán.

Theo sát để tháo gỡ các “nút thắt”, hỗ trợ địa phương

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhấn mạnh: Đối với các doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay là đẩy mạnh việc tái cấu trúc, đổi mới mạnh mẽ để tự tiếp tục phát triển trong điều kiện bình thường mới. Chủ động nâng cao năng lực quản trị được những rủi ro, khủng hoảng vượt qua thách thức. Đặc biệt, cần quan tâm đến xây dựng mô hình kinh doanh bảo vệ môi trường, xanh hóa trong các hoạt động để phát triển một cách bền vững trong thời gian tới.

Để hỗ trợ doanh nghiệp và các địa phương, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) khẳng định: Từ nay đến cuối năm, Cục Công nghiệp sẽ tập trung công tác bảo đảm an toàn phòng dịch phục vụ sản xuất, kinh doanh; bảo đảm lưu thông hàng hóa phục vụ hoạt động của doanh nghiệp; đồng thời đề xuất hỗ trợ chính sách về tài chính, tín dụng, an sinh xã hội cho doanh nghiệp và người lao động.

Ông Nguyễn Quang Vinh - Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng đưa ra dự báo: Đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng lâu dài đến các doanh nghiệp, cần phải có các chính sách mới trong bối cảnh thích ứng linh hoạt với dịch bệnh. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phải thực hiện đồng bộ, liên tục, thông suốt, minh bạch, đúng đối tượng, qui mô hỗ trợ phải tương xứng với tác động của đại dịch gây ra, hỗ trợ phải có tính khả thi…. thì mới phát huy hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp phục nhanh chóng.

Xem thêm: odl.124869-hcid-iad-gnort-taux-nas-yad-cuv-gnohc-hnahn-peihgn-hnaod-ort-oh/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng vực dậy sản xuất trong đại dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools