vĐồng tin tức tài chính 365

Thuốc trị COVID-19 sẽ không là bài toán khó với các nước nghèo

2021-10-29 06:17

Tờ The New York Times đưa tin hãng dược Merck & Co (Mỹ) ngày 27-10 thông báo đã đạt được thỏa thuận với tổ chức Medicine Patent Pool (MPP) cho phép hơn 100 nước đang phát triển được tiếp cận với thuốc đặc trị COVID-19 dạng uống Molnupiravir do hãng này bào chế và thử nghiệm cùng đối tác là hãng dược Ridgeback (Đức).

Dù hiệu quả cao, song thuốc Molnupiravir không thể thay thế hoàn toàn vaccine COVID-19. Thuốc chỉ có công dụng trong giai đoạn mới uống vào, sau đó qua thời gian sẽ tự động bị cơ thể thải ra ngoài. Trong khi đó, vaccine tiêm vào sẽ cung cấp kháng thể tồn tại lâu hơn, giúp giảm thiểu bệnh trở nặng. 
GS AWANG BULGIBA AWANG MAHMUD, ĐH Malaysia 
 

Thuốc trị COVID-19 sẽ không khan hiếm như vaccine

Theo thỏa thuận trên, Merck & Co sẽ cấp phép phiên bản generic của thuốc Molnupiravir cho MPP, sau đó tổ chức này sẽ tiến hành lựa chọn hãng dược trong số các nước được ưu đãi tiếp cận để cấp quyền sản xuất. Thuốc generic là thuốc được bào chế dựa trên công thức của thuốc gốc mà không mang nhãn hiệu của thuốc gốc. Merck & Co cũng cam kết sẽ không nhận phí bản quyền sáng chế, do COVID-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế.

Phát biểu về thỏa thuận vừa ký kết, Phó Giám đốc Merck & Co - bà Jenelle Krishnamoorthy nhấn mạnh đây sẽ là bước tiến quan trọng để đảm bảo phân phối công bằng thuốc Molnupiravir tới mọi quốc gia.

“Ngay từ lúc bắt tay vào bào chế thuốc, chúng tôi đã hiểu rõ rằng đây có thể là bước ngoặt cho cuộc chiến đẩy lùi COVID-19. Chúng tôi có trách nhiệm tìm cách để đưa thuốc đến tay càng nhiều người càng tốt” - bà Krishnamoorthy chia sẻ.

Theo Giám đốc MPP - ông Charles Gore, thỏa thuận giữa MPP và Merck & Co về chia sẻ công nghệ điều trị COVID-19 hoàn toàn vì mục đích phúc lợi xã hội. Ông hoan nghênh Merck & Co đã hành động đúng khi chia sẻ công thức thuốc Molnupiravir cho thế giới, ông kỳ vọng quyết định của Merck & Co sẽ là động lực để các hãng dược khác cân nhắc làm theo trong thời gian tới, tránh để lặp lại tình trạng khan hiếm từng và vẫn đang xảy ra với vaccine ngừa COVID-19.

Việc Merck & Co quyết định chia sẻ công thức thuốc Molnupiravir tới các nước đang phát triển rất tương phản với lời từ chối chuyển giao công nghệ vaccine của các hãng dược Mỹ khác như Pfizer hay Moderna cho các công ty có tiềm năng sản xuất vaccine công nghệ mRNA ở châu Phi, châu Á hay Mỹ Latinh.

Thuốc trị COVID-19 sẽ không là  bài toán khó với các nước nghèo - ảnh 1
Thuốc đặc trị Molnupiravir dạng uống hứa hẹn sẽ là công cụ đắc lực giúp thế giới chiến thắng đại dịch COVID-19. Ảnh: WSJ

Molnupiravir - giá thuốc gốc và thuốc phiên bản khác nhau thế nào?

Cũng theo ông Gore, các kết quả thử nghiệm bước đầu đều cho thấy Molnupiravir có hiệu quả điều trị rất khả quan, nhiều khả năng sẽ là công cụ đưa con người bước ra khỏi đại dịch.

Theo thông cáo hồi đầu tháng 10 của Merck & Co, đánh giá sơ bộ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với 775 bệnh nhân cho thấy Molnupiravir giảm nguy cơ nhập viện ở người nhiễm COVID-19 tới 50%. Cụ thể, chỉ có 28 (7,3%) trong số 387 người được dùng thuốc Molnupiravir phải nhập viện trong vòng 29 ngày, trong khi con số này ở những người dùng giả dược là 53 (14,1%). Tích cực hơn, khi kéo dài thử nghiệm đến ngày thứ 29 thì không có bệnh nhân nào tử vong trong nhóm dùng thuốc, trong khi có tám người chết trong nhóm dùng giả dược.

Thử nghiệm nói trên được tiến hành tại hơn 170 địa điểm ở một loạt quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Mỹ, Brazil, Ý, Nhật, Nam Phi, Guatemala và Đài Loan. Những người tham gia đều chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 và mắc ít nhất một bệnh nền như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc béo phì. Dữ liệu cũng cho thấy Molnupiravir không làm gia tăng biến chứng ở người dùng thuốc, dù vẫn cần được đánh giá trên nhóm bệnh nhân lớn hơn trước khi có thể đưa ra kết luận cuối cùng về tính an toàn.

Merck & Co hiện đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin các cơ quan thẩm quyền y tế ở Mỹ cấp phép đưa thuốc Molnupiravir vào sử dụng khẩn cấp ở Mỹ càng sớm càng tốt. Nếu được cấp phép, Molnupiravir có thể là loại thuốc đặc trị COVID-19 dạng uống đầu tiên ở nước này. Hãng cũng dự kiến sẽ sản xuất khoảng 10 triệu liệu trình điều trị trước cuối năm nay và tăng dần số lượng vào năm sau. Dù Molnupiravir chưa được cấp phép nhưng chính phủ Mỹ đã đặt trước 1,7 triệu liệu trình với giá 700 USD/liệu trình.

Ngoài Mỹ, Merck & Co cũng đã bắt đầu đàm phán bán thuốc với chính quyền nhiều nước khác. Ủy ban châu Âu hồi đầu tháng đã đánh tiếng đặt mua Molnupiravir cho cả Liên minh châu Âu (EU), theo hãng tin Reuters. Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cũng vừa bắt đầu tiến trình đánh giá Molnupiravir theo hình thức cuốn chiếu, tức sẽ đánh giá dữ liệu ngay khi có sẵn, thay vì chờ Merck & Co nộp đơn xin cấp phép chính thức với tất cả thông tin cần thiết.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã có ít nhất tám quốc gia và vùng lãnh thổ ký kết các thỏa thuận hoặc đang đàm phán để mua thuốc Molnupiravir. Thái Lan đã thông qua kế hoạch mua 200.000 liệu trình. Malaysia cũng đã ký thỏa thuận mua 150.000 liệu trình nhằm chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới, theo trang tin The Star. Hàn Quốc trong tháng 10 cho biết đã đạt thỏa thuận mua 20.000 liệu trình. Úc và New Zealand lần lượt ký được các thỏa thuận mua 300.000 và 60.000 liệu trình. Singapore và Đài Loan cũng tham gia vào cuộc đua đặt mua Molnupiravir nhưng chưa rõ số liệu cụ thể của hai nước này.

Thông tin giá cả mỗi liệu trình thuốc mà các nước và vùng lãnh thổ phải trả cho Merck & Co được giữ kín. Với thỏa thuận của Merck & Co với MPP, nhiều khả năng thuốc Molnupiravir phiên bản sẽ có giá trên dưới 20 USD một liệu trình (tương đương khoảng 500.000 VND).•

 

Ngoài Molnupiravir còn ứng viên tiềm năng nào?

Ngoài Molnupiravir, còn một số ứng viên thuốc đặc trị COVID-19 khả quan khác như thuốc Ronapreve dạng tiêm tĩnh mạch dùng công nghệ kháng thể đơn dòng do hãng dược Roche (Thụy Sĩ) phối hợp với đối tác là hãng dược Regeneron (Mỹ) phát triển. Thuốc này hiện đã được EU đặt mua và được Nhật cấp phép sử dụng nhưng chưa rõ đã đặt mua hay chưa.

Roche và Regeneron ngoài ra cũng đang nghiên cứu một loại thuốc trị COVID-19 dùng kháng thể đơn dòng khác là Casirivimab/Imdevimab. Dù thuốc chưa đạt tới mức độ hoàn thiện để đưa ra thị trường như Ronapreve song các kết quả thử nghiệm đến nay cho thấy Casirivimab/Imdevimab có thể giảm đáng kể khả năng lây bệnh đối với người chưa bị nhiễm và rút ngắn thời gian hồi phục đối với bệnh nhân có biểu lộ triệu chứng.

Hiện đã có Ấn Độ, Mỹ, Thụy Sĩ và Nhật cấp phép sử dụng khẩn cấp Casirivimab/Imdevimab, còn EU và Pháp đang đánh giá để cân nhắc, theo Reuters. Casirivimab/Imdevimab cũng từng được dùng để điều trị COVID-19 cho cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm ngoái.

Xem thêm: lmth.7064201-oehgn-coun-cac-iov-ohk-naot-iab-al-gnohk-es-91divoc-irt-couht/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thuốc trị COVID-19 sẽ không là bài toán khó với các nước nghèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools