vĐồng tin tức tài chính 365

Hội nghị G20 mùa dịch và 2 thách thức lớn

2021-10-30 06:17

Hội nghị G20 sẽ diễn ra ở Rome (Ý) trong hai ngày 30 và 31-10. Kỳ họp năm nay được tổ chức trực tiếp, sau lần diễn ra trực tuyến năm ngoái vì dịch COVID-19. Hội nghị G20 lần này có ý nghĩa quan trọng khi diễn ra trong bối cảnh hàng loạt nước đã và đang từng bước mở cửa khôi phục hoạt động kinh tế, sau thời gian dài phải thực hiện nhiều biện pháp hạn chế, giãn cách, phong tỏa để kìm dịch.

Trước thềm hội nghị, trong bài viết trên trang tin eastasiaforum.org của Diễn đàn Đông Á (EAF) ngày 25-10, các chuyên gia ĐH Quốc gia Úc đã đưa ra nhận định về hai thách thức lớn mà các lãnh đạo G20 phải đối mặt và thống nhất cách giải quyết trong lần gặp nhau này. EAF là diễn đàn chính sách quốc tế, chuyên phân tích và nghiên cứu về chính trị, kinh tế, kinh doanh, luật pháp, an ninh, quan hệ quốc tế, các vấn đề đối ngoại lên quan chính sách công ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hội nghị G20 mùa dịch và 2 thách thức lớn - ảnh 1
Cảnh sát và chó nghiệp vụ kiểm tra an ninh bên ngoài trung tâm hội nghị La Nuvola - nơi sẽ diễn ra hội nghị G20 - ở Rome (Ý) ngày 27-10. Ảnh: REUTERS

Hai thách thức quan trọng

Thách thức đầu tiên là về chuyện phân phối vaccine toàn cầu. Vaccine ngừa COVID-19 và các chiến dịch tiêm chủng đã bắt đầu từ gần một năm trước. Đã có hàng loạt lời hứa sẽ cung cấp hàng tỉ liều vaccine cho các nước phát triển. Song tới thời điểm này, phần lớn bộ phận người nghèo nhất thế giới vẫn chưa được tiêm ngừa.

Các chuyên gia cho rằng một số nước giàu dường như không hiểu vai trò của mình trong phối hợp phản ứng toàn cầu. Việc chậm trễ cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển sẽ kéo dài khủng hoảng y tế toàn cầu, có thể qua đến năm 2022. Khi đó thế giới không chỉ tổn thất về con người và tiền bạc, mà khả năng còn tạo cơ hội cho virus đột biến thêm ra các chủng nguy hiểm hơn.

Thách thức quan trọng thứ hai là về chuyện phục hồi kinh tế sau dịch. Theo các chuyên gia, khả năng hồi phục của các nước giàu và nghèo không giống nhau. Các nền kinh tế phát triển đang trên đà lấy lại quỹ đạo tăng trưởng trước dịch, trong khi đó nhìn chung các nền kinh tế đang phát triển vẫn đang yếu và khó hồi phục. Các biện pháp giãn cách, phong tỏa đã đánh mạnh vào các doanh nghiệp mà chuyện làm ăn vốn phụ thuộc lớn vào việc tiếp xúc giữa người với người. Hiện nhiều nước đang phát triển đã thắt chặt tài khóa. Các chuyên gia cũng lo rằng một khi các nước phát triển điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát thì đà hồi phục của các nước đang phát triển có thể bị ảnh hưởng và chậm thêm.

Vậy sự hợp tác toàn cầu nên theo hình thức nào? Trước hết, rõ ràng cần thiết phải tăng cường phân phối vaccine. Theo các chuyên gia, cần thiết phải có sự phối hợp hành động toàn cầu. Xét cả về bình diện nhân đạo lẫn kinh tế thì G20 cần phải phối hợp để có một phản ứng tham vọng hơn nhắm đến mục tiêu hoàn tất tiêm chủng cho người dân những phần còn lại của thế giới.

Giải quyết thách thức về kinh tế cũng không đơn giản. Cốt lõi của vấn đề là phải có một phản ứng mạnh hỗ trợ vấn đề tài khóa các nền kinh tế mới nổi vẫn đang gặp khó khăn. Điều này đòi hỏi phải có sự nâng cấp lớn về sự hợp tác xóa nợ của G20. Theo chuyên gia Adam Triggs - giảng viên thỉnh giảng tại Trường chính sách công Crawford tại ĐH Quốc gia Úc và là nhà nghiên cứu tại Viện chính sách Brookings (Mỹ) thì “G20 nên hỗ trợ không gian tài chính và chi tiêu y tế của các nước đang phát triển bằng cách củng cố sự ổn định tài chính của các nước này” và “nên sửa đổi chương trình xóa nợ”.

Nhận diện cản trở chính

Tuy nhiên, để thống nhất giải pháp và tiến tới giải quyết được hai thách thức này không dễ với G20. Trong bài viết trên eastasiaforum.org ngày 24-10, chuyên gia Triggs cho rằng các vấn đề cấp bách nhất mà G20 đang đối mặt là những vấn đề chung, xuyên quốc gia. Trong khi đó G20 đang gặp nhiều cản trở để xử lý được các vấn đề này, mà cản trở lớn nhất là thế đối đầu của Mỹ và Trung Quốc - hai nền kinh tế lớn nhất trong khối. Có thể nói sự cạnh tranh chiến lược âm ỉ giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến năng lực quản lý các cuộc khủng hoảng kép của G20.

Trong bài viết trên eastasiaforum.org ngày 20-10, chuyên gia David Vines, GS danh dự về kinh tế và là nghiên cứu danh dự tại Trường Balliol College thuộc ĐH Oxford, nhận định rằng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đã đặt nhiều rào cản lớn trên đường hướng đến mục tiêu cùng hợp tác giải quyết các vấn đề chính sách khẩn cấp mà các lãnh đạo G20 đang đối mặt, khi cả hai siêu cường đều không chịu từ bỏ lợi ích ngắn hạn của mình.

Các chuyên gia nhận định hội nghị G20 lần này khó có thể đạt được kết quả như kỳ vọng. Theo chuyên gia Vines, cần thực tế về những gì sẽ và có thể đạt được ở hội nghị G20 năm nay. Thực tế thì nhiều thách thức lớn mà hệ thống đa phương này đối mặt hiện vẫn còn nằm trong danh sách “phải làm”.

Trong ba năm tới, quyền tổ chức hội nghị G20 thuộc về ba nền kinh tế đang phát triển - Indonesia, Ấn Độ và Brazil - vốn đều quan tâm đến việc củng cố và tăng thêm sức mạnh cho G20 để tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng của mình. Indonesia - nước sẽ là chủ nhà tổ chức hội nghị G20 năm 2022 nên bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng chương trình nghị sự nhằm khôi phục chủ nghĩa đa phương, vì tương lai của các nước thành viên.•

“Thành phần G20 phản ánh sự thay đổi trọng tâm kinh tế của thế giới, hướng tới châu Á và các nền kinh tế mới nổi trên thế giới. Chương trình nghị sự của hội nghị G20 năm 2008 phản ánh thực tế rằng sự phục hồi toàn cầu chỉ có thể đạt được khi có sự hợp tác toàn cầu thực sự. Tuy nhiên, chưa rõ chương trình nghị sự của các lãnh đạo G20 khi gặp nhau tại Rome cuối tuần này có còn thể hiện quan điểm này hay không” - eastasiaforum.org. 

Tuần công du bận rộn của ông Biden và cơ hội của Mỹ

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến công du con thoi và bận rộn. Ngày 28-10, ông Biden sang Ý dự hội nghị G20 sẽ diễn ra trong hai ngày 30 và 31-10, sau đó sang Scotland dự hội nghị khí hậu COP26 sẽ diễn ra từ ngày 31-10 đến12-11. Đáng chú ý là cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không dự hai hội nghị này.

Giới quan sát nhận định phía Mỹ sẽ tranh thủ điều này để nhấn mạnh cam kết của Mỹ với thế giới. Ngay sau khi phía Trung Quốc xác nhận rằng ông Tập sẽ không tham gia trực tiếp cả G20 lẫn COP26 thì cố vấn an ninh quốc gia Mỹ ngày 26-10 đã lên tiếng làm đậm sự tích cực tham gia của ông Biden, trái ngược với quyết định của ông Tập.

Chuyến công du này cũng như quá trình tham dự G20 và COP26 cũng là cơ hội để ông Biden tranh thủ sửa chữa quan hệ với các đồng minh, đặc biệt là các nước châu Âu. Chẳng hạn theo lịch trình thì tại Ý ông Biden sẽ gặp ông Macron để làm hòa sau vụ Mỹ ký thỏa thuận AUKUS cung cấp tàu ngầm cho Úc. 

 

 

 

Xem thêm: lmth.2284201-nol-cuht-hcaht-2-av-hcid-aum-02g-ihgn-ioh/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hội nghị G20 mùa dịch và 2 thách thức lớn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools