vĐồng tin tức tài chính 365

Những gia đình F0 của tôi

2021-10-31 11:48
Những gia đình F0 của tôi - Ảnh 1.

Anh Khoa có cả niềm vui và nước mắt khi hỗ trợ những gia đình F0 - Ảnh: NVCC

Từ giữa tháng 7, đỉnh điểm dịch COVID-19 tại TP.HCM, Anh Khoa (30 tuổi) bắt đầu tham gia nhóm tình nguyện tư vấn cho F0 điều trị tại nhà. Trong 3 tháng biến động ấy, anh nhiều lần rơi nước mắt và phải khóa Facebook để tĩnh tâm và tập trung chăm sóc F0.

Họ không phải là những F0 xa lạ trong các thống kê hằng ngày mà là những con người bằng xương bằng thịt trò chuyện cùng anh mỗi ngày. Anh gọi họ là gia đình.

Thức trắng đêm lo cho "người thân" F0

Trong suốt 2 năm dịch bệnh, Khoa ý thức được mỗi người đều có thể là "cái phễu" thụ động tiếp thu tin tức tiêu cực, đau buồn từ khắp thế giới. Do đó, anh tìm năng lượng tích cực từ chính niềm vui, nụ cười, lời thông báo đã âm tính của các F0 và người nhà.

Nhìn lại những ngày tháng 7, Khoa vẫn nhớ rất rõ áp lực khi là bạn đồng hành với các F0 đang tuyệt vọng. 

Anh kể: "Khi ấy, mọi thứ đều rất căng thẳng vì giường bệnh cho bệnh nhân nặng thiếu, xe cấp cứu hạn chế, y tế địa phương quá tải, người dân hoang mang khi chưa nắm được đầy đủ thông tin về bệnh tật. Tôi đã rất nhiều lần rơi nước mắt trong khoảng 3 tháng tư vấn bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà".

Gần 3 tháng anh đã chăm sóc, tư vấn cho hơn 100 ca bệnh. Trong đó rất nhiều gia đình lâm vào hoàn cảnh cả nhà đều dương tính với SARS-CoV-2, từ ông bà, cha mẹ đến cả con cái. 

Họ gần như kiệt quệ về tinh thần và không biết bấu víu vào ai, cho đến khi tình nguyện viên tư vấn liên hệ và trò chuyện.

"Nhiều người xem tôi như người nhà vậy và ngược lại, tôi cũng xem họ như người thân của mình. Họ cải thiện tinh thần, vui vẻ và sống tích cực hơn khi có người làm việc trong ngành y tế tâm sự cùng" - Khoa nói.

Có lúc bệnh nhân ho nặng cả đêm, anh thức trắng vì lo sợ. Có người mất đột ngột khi anh chưa kịp gọi hỏi thăm lần thứ hai, khiến anh buồn và hụt hẫng. Những lúc gấp rút, anh liên hệ nhiều nơi để kiếm được oxy, giường bệnh, lo lắng như chính người thân mình đang nguy cấp.

Có người mẹ nhiễm COVID-19 nhưng không hỏi về bản thân mà chỉ lo cho đứa con cũng đang bị nhiễm. Trong giọng nói của chị có hơi thở dồn nén, lo lắng tột độ.

Và lời hẹn ăn cơm rất dễ thương từ bà Thuận, một bệnh nhân 60 tuổi ở quận 8. Bà nói với Khoa: "Hẹn con sau dịch, cô mời con lại nhà cô ăn cơm. Gia đình cô mang ơn con vì đã xuất hiện kịp thời, giúp gia đình bình tĩnh vượt qua bệnh tật". 

Khi mắc COVID-19, bà Thuận có bệnh nền cao huyết áp, tiểu đường. Cả nhà bà đều dương tính và sau đó đã âm tính. Trong giai đoạn giãn cách chỉ được di chuyển trong quận, Khoa đã cùng gia đình tìm hỗ trợ oxy y tế giúp bà qua cơn nguy kịch.

Bây giờ, sau 3 tháng nhọc nhằn ấy, TP.HCM đang có dấu hiệu hồi sinh. Nhiều người đã khỏi bệnh và quay lại với cuộc sống thường ngày. Nhưng có những F0 đã ra đi, không bao giờ trở lại. Điều đó để lại nỗi buồn sâu thẳm trong lòng những người đồng hành như Anh Khoa.

Anh xác định đây là công việc dấn thân bởi nó nặng nề về cảm xúc và trí óc. Nhưng cũng như các tình nguyện viên khác, anh dốc cả năng lượng tinh thần để phụng sự cộng đồng.

Sau đợt này thấy mọi người yêu thương nhau nhiều hơn. Kiểu người lạ cũng thành thân. Nhiều gia đình mời hẹn tôi sau dịch đến ăn cơm. Thấy vui ghê...

Nguyễn Hoàng Anh Khoa

Gia đình là nơi nương tựa cho tất cả

Trải qua những ngày tháng dịch tại TP.HCM, Khoa may mắn có mẹ ruột ở cùng. Là người sống hướng về gia đình, anh còn có cha mẹ nuôi ở Indonesia, những người anh rất gắn bó nhưng không thể gặp gỡ trong 2 năm qua vì dịch bệnh. Khoa gọi mẹ ruột là "mẹ" và mẹ nuôi là "má".

"Họ là nguồn năng lượng quý giá, là điểm tựa tinh thần giúp tôi vượt rất nhiều những thử thách. Mẹ thì kề bên lo lắng mỗi ngày. Còn má thì động viên, vực dậy tinh thần về một tương lai tươi sáng hơn sau đại dịch. Là người con của gia đình, tôi thường tâm sự với họ để xin lời khuyên. Gia đình là nơi nương tựa cho tất cả, nhất là trong hoàn cảnh như hiện tại" - anh tâm sự.

Chính vì vậy, anh rất thấu hiểu khi nhiều người đã rời các đô thị lớn để về quê hương, về với gia đình. Họ cần liều thuốc tinh thần quý giá để cân bằng lại sau những ngày khó khăn.

Khi tư vấn cho các bệnh nhân, Khoa cũng kiên nhẫn như đồng hành với người thân của mình. Bởi dương tính với COVID-19 là một cú sốc với bất kỳ ai, ban đầu đa số sẽ không chấp nhận nên thường chối bỏ sự hỗ trợ. Người tư vấn phải thực sự quan tâm và kiên nhẫn để thuyết phục họ.

Ban đầu, Khoa đưa ra những lời dặn dò cơ bản. Những ngày sau, anh tìm chủ đề rộng hơn bên ngoài bệnh tật để trò chuyện như gợi ý chơi thể thao, ăn uống tăng sức đề kháng... 

Dấu mốc quan trọng là khi F0 trò chuyện cởi mở, tin tưởng anh như người trong gia đình. Khi rào cản tâm lý được gỡ bỏ, sức khỏe sẽ có thêm cơ hội tiến triển.

42% F0 của cả nước được chăm sóc từ xa, hỗ trợ nhập viện kịp thời42% F0 của cả nước được chăm sóc từ xa, hỗ trợ nhập viện kịp thời

TTO - Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành vừa cho biết hiện đã có hơn 373.000 bệnh nhân F0 được chăm sóc và sàng lọc xác định nguy cơ khi nhiễm COVID-19 được chăm sóc từ xa, chiếm 42% số F0 cả nước.


Xem thêm: mth.6462949013011202-iot-auc-0f-hnid-aig-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những gia đình F0 của tôi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools