vĐồng tin tức tài chính 365

Warren Buffett khốn khổ vì cổ phiếu ngân hàng đầu tư (Phần 4): 10 tháng dọn dẹp không lương

2021-10-31 19:29
Warren Buffett khốn khổ vì cổ phiếu ngân hàng đầu tư (Phần 4): 10 tháng dọn dẹp không lương - Ảnh 1.

Warren Buffett điều trần trước trước Hạ viện Mỹ vì bê bối Salomon Brothers, tháng 9/1991. (Ảnh: Getty Images).

Cấp dưới ngồi tù, CEO làm việc không lương

Chiều cuối tuần 18/8/1991, Salomon đã thoát hiểm trong gang tấc nhưng những thách thức trước mắt vẫn còn chồng chất.

Paul Mozer – người trực tiếp sai phạm và đẩy Salomon đến bên bờ phá sản – bị phạt 30.000 USD và phải tù 4 tháng. "Còn cổ đông của Salomon – trong đó có tôi – phải nộp phạt 290 triệu USD. Tôi còn bị kết án ngồi ghế CEO của Salomon trong 10 tháng", Warren Buffett nói.

Thực vậy, tuy Salomon không bị truy tố hình sự như Paul Mozer nhưng đã phải chịu án phạt kỷ lục 290 triệu USD. Còn Warren Buffett đã làm việc không lương để lập lại lòng tin của cơ quan quản lý, nhà đầu tư cũng như các đối tác khác vào Salomon.

Trước khi làm CEO của Salomon, Buffett có một chiếc máy bay riêng, trái ngược với phong cách chi tiêu tiết kiệm và giản dị của vị Chủ tịch Berkshire Hathaway. Vì vậy, ông đã đặt tên cho chuyên cơ này là "Không thể biện hộ được" (The Indefensible).

Sau vài tháng liên tục phải di chuyển giữa Omaha (trụ sở của Berkshire) và New York (trụ sở của Salomon), ông bắt đầu gọi chuyên cơ của mình là "Biện hộ được một nửa". Và sau khi cuộc khủng hoảng Salomon kết thúc, ông đổi tên chuyên cơ thành "Thứ không thể thiếu được".

Tại Đại hội cổ đông thường niên của Salomon năm 1992, một nhà đầu tư đã hỏi Buffett việc chi 158.000 USD để ông đi chuyên cơ từ Omaha đến New York có thực sự hợp lý hay không. Ông thản nhiên trả lời: "Tôi làm việc không công nhưng đi lại thì rất tốn kém".

Warren Buffett khốn khổ vì cổ phiếu ngân hàng đầu tư (Phần 4): 10 tháng dọn dẹp không lương - Ảnh 2.

Đôi bạn thân Bill Gates và Warren Buffett trên chiếc chuyên cơ NetJets Boeing Business Jet. (Ảnh: NetJets).

Thế giới biết đến Warren Buffett

Để cải cách văn hóa làm việc của Salomon, Warren Buffett tuyên bố với 8.000 nhân viên: "Làm cho ngân hàng bị mất tiền thì tôi còn thông cảm được. Nhưng làm cho ngân hàng bị mất dù chỉ một mẩu danh tiếng nhỏ nhất thì đừng trách tôi là ác".

Ông nói với các cổ đông: "Trước khi hành động, mỗi nhân viên đều phải tự hỏi rằng nếu việc mình làm sẽ ngay lập tức bị phóng viên soi mói rồi đăng lên trang nhất tờ báo của địa phương thì sao? Họ có sẵn lòng để cho vợ chồng, con cái, bạn bè mình đọc về hành động của mình hay không. Chúng tôi không muốn Salomon làm những việc hợp pháp nhưng gây tổn hại cho xã hội".

Warren Buffett từ lâu đã nổi tiếng trên Phố Wall cũng như giới đầu tư tài chính; nhưng với người dân bình thường, ông vẫn chưa được biết đến nhiều. Một phần nguyên nhân là tài sản ròng của ông khi đó mới "chỉ" vào khoảng 4-5 tỷ USD, còn cách khá xa ngôi vị quán quân toàn cầu.

Nhờ biến cố ở Salomon và các buổi điều trần trước quốc hội diễn ra những tháng sau đó mà cả nước Mỹ đều nghe đến cái tên Warren Buffett.

Warren Buffett khốn khổ vì cổ phiếu ngân hàng đầu tư (Phần 4): 10 tháng dọn dẹp không lương - Ảnh 3.

Tờ Economist miêu tả cách Warren Buffett xử lý cuộc khủng hoảng Salomon Brothers là "nhanh chóng, thẳng thắn và dễ gần".

Khi ra điều trần trước Hạ viện Mỹ vào tháng 9/1991, Warren Buffett nói: "Việc của tôi là phải ứng phó với cả quá khứ và tương lai".

"Những hành động trong quá khứ của Salomon đang vẽ ra một vết nhơ lên 8.000 nhân viên cũng như gia đình của họ. Hầu như tất cả những nhân viên này đều là người làm việc chăm chỉ, tài năng và trung thực", vị tỷ phú nói.

Tháng 10/1991, Warren Buffett tuyên bố trên tờ New York Times: "Chúng tôi [tức Salomon] sẽ trả tất cả các khoản tiền phạt ngay lập tức. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng dàn xếp những tranh chấp pháp lý hợp lệ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng với những yêu sách vô lý hoặc bị thổi phồng. Chắc chắn những yêu sách này sẽ có rất nhiều. Nói cách khác, chúng tôi sẽ trả giá cho những sai lầm của mình trong quá khứ, nhưng chúng tôi sẽ không để mình bị lừa".

Trong thư gửi cổ đông của Berkshire Hathaway năm 1992, Buffett viết: "Tháng 6 năm ngoái, tôi rời ghế quyền Chủ tịch của Salomon sau 10 tháng đảm nhiệm. Nhìn vào kết quả kinh doanh của Berkshire năm 1991-92, các bạn có thể thấy là tập đoàn này không cần đến tôi trong thời gian tôi bận quản lý Salomon. Nhưng với tôi thì ngược lại: Tôi rất nhớ Berkshire và rất vui mừng khi được dành toàn thời gian của mình ở đây".

Năm 1997, công ty bảo hiểm Travelers mua lại Salomon Brothers với định giá 9 tỷ USD. Khoản đầu tư 700 triệu USD của Berkshire Hathaway trước đây giờ có giá 1,7 tỷ USD, đúng là không thể nhân ba như Warren Buffett dự đoán. Sang năm 1998, Travelers sáp nhập với Citicorp và Berkshire không còn nắm cổ phần nào trong Salomon.

Xem thêm: mth.13822418113011202-gnoul-gnohk-ped-nod-gnaht-01-4-nahp-ut-uad-gnah-nagn-ueihp-oc-iv-ohk-nohk-tteffub-nerraw/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Warren Buffett khốn khổ vì cổ phiếu ngân hàng đầu tư (Phần 4): 10 tháng dọn dẹp không lương”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools