CIA đang cố gắng hỗ trợ Colossal Biosciences để đưa voi ma mút trở lại - Ảnh: ISTOCK
Các cá nhân và nhóm khác cũng đầu tư vào Công ty Colossal Biosciences (có trụ sở tại thành phố Dallas, Texas, Mỹ), bao gồm Peter Thiel, Tony Robbins, Paris Hilton và Winklevoss Capital, theo báo Newsweek.
Voi ma mút là giống voi khổng lồ, sống từ khoảng 5 triệu năm trước đến khoảng 4.000 năm trước.
Loài voi này tuyệt chủng cùng thời điểm các sông băng Kỷ băng hà biến mất và việc xây dựng các kim tự tháp lớn của Ai Cập.
Colossal cho biết họ có kế hoạch đưa loài voi này và thậm chí cả hổ Tasmania trở lại bằng cách sử dụng hệ thống chỉnh sửa gene CRISPR (Clustered Regular Interspaced Short Palindromic Repeats).
Công nghệ CRISPR hoạt động bằng cách tách và lai tạo các gene cơ bản. Trên trang web của mình, Colossal nói họ sẽ dùng CRISPR để ghép ADN của voi châu Á với ADN của voi ma mút, vì voi châu Á là họ hàng gần nhất của voi ma mút. Việc lai ghép này tạo ra một phôi lai, phôi lai sau đó được cấy vào tử cung của một con voi châu Phi khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với việc "phục hồi" các loài tuyệt chủng.
Trước những ý kiến trái chiều, ông Ben Lamm, đồng sáng lập Colossal, nói với trang tin Intercept: "Những người chỉ trích nói việc phục hồi các gene cổ đại để tạo ra các loài đại diện là không thể có lẽ là do họ không được cung cấp đầy đủ thông tin và không hiểu biết về khoa học".
Theo ông, công nghệ sinh học và rộng lớn hơn là kinh tế sinh học rất quan trọng để nhân loại phát triển hơn nữa. Điều quan trọng là tất cả các khía cạnh trong đời sống đều cần chính phủ đầu tư phát triển, để hiểu rõ những gì có thể xảy ra.
Công ty khoa học sinh học khởi nghiệp Colossal (Hoa Kỳ) mới nhận được nguồn tài trợ 15 triệu USD giúp nghiên cứu hồi sinh voi ma mút lông xoăn.
Xem thêm: mth.37634026130012202-tum-am-iov-hnis-ioh-ym-yt-gnoc-ohc-ort-iat-aic/nv.ertiout