vĐồng tin tức tài chính 365

Nghịch lý trong câu chuyện Doanh nhân viết và viết về doanh nhân

2022-10-05 18:45

Ngày 5-10, Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp cùng Hội Nhà văn TP.HCM, Công ty Đường sách TP.HCM, Hội đồng Sách Doanh nhân, Hội Xuất bản Việt Nam – Văn phòng đại diện phía Nam tổ chức Tọa đàm Doanh nhân viết và viết về Doanh nhân.

Nghịch lý trong câu chuyện Doanh nhân viết và viết về doanh nhân  ảnh 1

Tọa đàm Doanh nhân viết và viết về Doanh nhân. Ảnh: BTC

Toạ đàm là sự kiện tiếp nối hoạt động của Tuần lễ Doanh nhân và Sách do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn khởi xướng phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hằng năm từ năm 2020. Tham dự có đông đảo giới doanh nhân, nhà văn, nhà báo với những tranh luận sôi nổi.

Doanh nhân là trốn thuế, lùa gà, úp sọt?

Nhà thơ Lê Minh Quốc đặt vấn đề bấy lâu nay vẫn nhiều người có suy nghĩ: Doanh nhân là trốn thuế với thủ thuật: lùa gà, úp sọt. Tuy nhiên thực tế quá trình gặp gỡ, tiếp xúc ông nhận ra đó là những quan điểm sai lầm.

Nghịch lý trong câu chuyện Doanh nhân viết và viết về doanh nhân  ảnh 2

Nhà thơ Lê Minh Quốc. Ảnh: BTC

Điều mà ông và rất nhiều khách mời có mặt luôn khẳng định đó là những đóng góp quan trọng của doanh nhân với xã hội, những quan điểm sống và bài học giá trị của doanh nhân.

“Những doanh nhân chân chính dạy cho mình những suy nghĩ mới. Tôi mong muốn có những đầu sách thay đổi quan niệm về doanh nhân. Doanh nhân giàu, có người làm bằng mồ hôi, nước mắt, bằng tài năng, bằng những câu chuyện.

Tôi tha thiết đề nghị nếu anh chị doanh nhân thật tình thật lòng góp tiếng nói thay đổi góc nhìn của nhiều người về doanh nhân hãy tìm đến hội nhà văn, tìm đến chị Bích Ngân tìm đến chúng tôi… có những người rất giỏi sẽ giúp các anh chị”- nhà thơ Lê Minh Quốc trải lòng.

Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (đại diện đơn vị xuất bản) đã chỉ ra một thực tế: Hàng năm tại Việt Nam xuất bản 33.000 đầu sách mới nhưng sách doanh nhân bày bán trên thị trường không quá 100 cuốn. Tỉ lệ sách doanh nhân rất nhỏ so với số lượng sách đang có trên thị trường.

Trong khi những đầu sách doanh nhân từ thế giới như: Cha giàu cha nghèo, Nhà giả kim, Nghĩ giàu và làm giàu… là sách bán rất chạy tại Việt Nam.

“Thị trường sách tại Việt Nam đang rất mong muốn, kì vọng sách doanh nhân viết nhưng chúng ta chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực của thị trường”- ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nói.

Sách của doanh nhân là một giá trị kinh doanh để lại

"Không có bất kì câu chuyện nào nhỏ, miễn đó là trải nghiệm, góc nhìn của các anh chị. Tôi luôn luôn nói doanh nhân viết sách có 4 mục đích quan trọng: xây dựng hình ảnh cá nhân, chia sẻ trải nghiệm, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, có thể có tiền vì nhuận bút trong nhuận sách rất thấp. Cuốn sách của anh chị có thể đạt được một trong bốn mục tiêu đó, với tôi đó là thành công.

Chúng tôi có đội ngũ biên tập giàu kinh nghiệm, giúp anh chị lập đề cương, nhiều nhà văn, nhà báo chắp bút mát tay như nhà văn Phương Huyền…”- ông Nguyễn Tuấn Quỳnh nói.

Ông Trần Hoàng - Tổng biên tập Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn nhấn mạnh: “Chúng tôi tin rằng, mỗi doanh nhân là một cuốn sách sống và mỗi cuốn sách của doanh nhân để lại là một giá trị kinh doanh để lại”.

NGUYỄN TRÀ

Xem thêm: lmth.347107tsop-nahn-hnaod-ev-teiv-av-teiv-nahn-hnaod-neyuhc-uac-gnort-yl-hcihgn/nv.olp

“Nghịch lý trong câu chuyện Doanh nhân viết và viết về doanh nhân”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools