Nhật Bản tiếp tục là thị trường dẫn đầu tiếp nhận lao động trong 9 tháng qua với gần 52 nghìn người, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore.
Riêng với thị trường Nhật Bản, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá, đây là một trong những thị trường lao động trọng điểm. 50% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm. Đây cũng là một trong những thị trường có điều kiện làm việc và thu nhập tốt nhất, được người lao động Việt Nam ưa thích.
Liên quan đến công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, mới đây tại phiên họp của Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung thông tin, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần hồi phục trở lại, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký Bản thỏa thuận hợp tác đưa lao động đi làm việc với một số nước khu vực châu Âu như Đức, Romania, Czech, Bulgaria…
Với các quốc gia khác nhau thì bản thỏa thuận hợp tác sẽ khác nhau. Có quốc gia, hai bên sẽ ký hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng có quốc gia bản hợp tác chỉ ký 1 đến 2 lĩnh vực như Đức về điều dưỡng viên và ngành có tính chất công nghệ cao như ô tô.
Trong thời gian tới, việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ theo hướng có chọn lọc hơn.
Bộ LĐ-TB&XH sẽ từng bước cân đối lực lượng lao động trong nước và đi nước ngoài theo hướng có lợi nhất cho người lao động.
VTV.vn - Việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài được xác định là để người lao động học hỏi, tiếp thu khoa học, kỹ thuật hiện đại và bổ sung vào nguồn nhân lực chất lượng cao.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.75542901160012202-man-hcaoh-ek-touv-iaogn-coun-o-ceiv-mal-id-gnod-oal/et-hnik/nv.vtv