Không chỉ tăng sản lượng ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam còn đang muốn bứt phá trong cuộc đua về giá trị. Hiện nay hơn 80% sản lượng gạo của Việt Nam có chất lượng cao, chính điều này đã giúp người tiêu dùng nội địa không còn phải đi mua các loại gạo thơm, gạo tám từ Thái Lan về sử dụng. Thậm chí đã có những tấn gạo được xuất khẩu với giá từ 800 đến 1000 USD/tấn.
Không chỉ ngon, thơm mà giá cả của gạo Việt Nam cũng khá hợp lý nên cũng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Chị Lê Vũ Thảo Nhi, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết: "Tôi vẫn ưu tiên dùng hàng Việt Nam hơn và thấy chất lượng sản phẩm tương đương với hàng ngoại".
Không chỉ có mặt tại các siêu thị lớn và được rất nhiều người Việt Nam tin dùng và lựa chọn. Gạo ST 24,25 của ông Hồ Quang Cua sắp tới đây sẽ có mặt tại Australi và được bảo hộ nhãn hiệu 10 năm ở thị trường này. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu gạo nổi tiếng của Việt Nam được bảo hộ nhãn hiệu riêng doanh nghiệp với thời gian dài tại đây. Điều này cũng mở ra triển vọng lâu dài cho gạo Việt Nam khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới"
Cùng với thị trường Australia, năm ngoái gạo ST25 cũng đã được EU và Anh cấp bằng bảo hộ thương hiệu "Gạo Ông Cua".
Ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết: "Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu khẩu, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam. Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, nhu cầu ổn định, theo tôi, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới".
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự kiến 4 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn, như vậy cả năm sản lượng xuất khẩu sẽ rơi vào từ 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao hơn khoảng từ 1 trăm đến 2 trăm nghìn tấn so với năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp đứng trước cơ hội đẩy nhanh xuất khẩu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.18253311180012202-et-couq-gnourt-iht-nert-ueih-gnouht-hnid-gnahk-teiv-oag/et-hnik/nv.vtv