vĐồng tin tức tài chính 365

"Bí mật" ẩn sau nhãn hàng mà nhà sản xuất không muốn bạn biết

2022-10-09 18:39

Ví dụ: nếu bạn muốn mua hạt hạnh nhân đóng gói mà trên sản phẩm, thành phần chính là hạt hạnh nhân lại được liệt kê sau các thành phần khác thì bạn nên bỏ qua sản phẩm này.

Cần đọc kỹ các thành phần dinh dưỡng được liệt kê trên bao bì - Ảnh: Vinaucare
Cần đọc kỹ các thành phần dinh dưỡng được liệt kê trên bao bì - Ảnh: Vinaucare

Thận trọng với từ "hữu cơ" trên nhãn sản phẩm

Thực phẩm được dán nhãn “hữu cơ” (tiếng Anh: Organic) thì phải chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ, theo quy định của cơ quan quản lý thực phẩm ở cả Mỹ và Anh.

Tuy nhiên, với những sản phẩm dán nhãn “được làm từ thành phần hữu cơ” (tiếng Anh: made with organic ingredients) thì vẫn có thể chứa tới 30% thành phần không phải là hữu cơ. 

Người tiêu dùng cần tập thói quen kiểm tra các thành phần được công bố trên bao bì sản phẩm trước khi mua - Ảnh: Lsx
Người tiêu dùng cần tập thói quen kiểm tra và truy xuất nguồn gốc sản phẩm trước khi mua - Ảnh: Lsx

Gà "free-range" có chắc được nuôi thả tự do?

Hiện nay, việc nuôi gà đẻ trứng theo phương thức sản xuất không sử dụng chuồng lồng (cage-free) hoặc phương pháp nuôi thả tự do (free-range) cũng được nhiều nông trại và nông hộ quan tâm đầu tư.

Tuy nhiên, do chạy theo lợi nhuận nên không ít nông trại vẫn ghi trên vỏ hộp là trứng gà “free-range” mặc dù quy trình chăn nuôi và chăm sóc gà không đảm bảo theo quy định.

Vì vậy, người tiêu dùng không nên tin ngay những sản phẩm có gắn nhãn như thế này, mà nên tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc sản phẩm trước khi quyết định mua trứng gà “free-range”, vốn có giá cao hơn trứng gà nuôi nhốt công nghiệp.

Trứng gà bán trong siêu thị vẫn thường gây nhầm lẫn cho khách hàng - Ảnh: Shutterstock
Cách ghi nhãn trên hộp trứng gà bán trong siêu thị vẫn thường gây nhầm lẫn cho khách hàng - Ảnh: Shutterstock

Cẩn thận với những nhãn hàng ghi “ít đường, không đường"

Để một sản phẩm vẫn có hương vị thơm ngon chiều lòng vị giác người tiêu dùng, nhà sản xuất thường sử dụng phương pháp “khi thành phần nào đó bị cắt giảm thì phải tăng thêm cho những thành phần khác”.

Điều đó có nghĩa là, trong các sản phẩm có ghi nhãn “ít đường, không đường" (tiếng Anh: low sugar, sugar-free) thì nhà sản xuất thường bổ sung thêm nhiều chất béo và các chất phụ gia khác. Ngoài ra, những sản phẩm có nhãn “không đường” (zero sugar) hoặc “không chất béo” (zero fat) cũng không có nghĩa rằng, những chất không tốt cho sức khỏe kia hoàn toàn không xuất hiện trong sản phẩm.

Điều này là có cơ sở bởi trên thực tế Cục Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn cho phép nhà sản xuất thực phẩm dán nhãn “zero” nếu sản phẩm có chứa ít hơn 0,5 gam thành phần cụ thể đó.

Chính vì vậy, khách hàng hãy khoan vội tin vào những lời quảng cáo “có cánh” mà cần dành thêm thời gian để “soi” các thành phần khác được nhà sản xuất công bố.

"Zero sugar" không có nghĩa là bạn đã "né" được đường

Hầu hết mọi người đều khá chú trọng đến hàm lượng đường có trong thực phẩm, và thường tránh mua các sản phẩm có hàm lượng đường cao bởi nó không tốt cho sức khỏe. Các nhà sản xuất thực phẩm cũng nhận ra điều này và tìm nhiều cách để che giấu từ “đường” (sugar) trên nhãn bao bì sản phẩm của mình.

Thay vào đó, “đường” có thể xuất hiện trong danh sách thành phần với những cái tên khác nhau như: glucose, lactose, sucrose, dextrose, maltose, xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS), mật ong, xi-rô cây phong và nhiều loại khác. Điều này có nghĩa là sự hiện diện của đường có thể được ẩn trong danh sách thành phần bằng cách đặt tên cho từng loại đường được sử dụng nhưng lại không thể hiện từ “đường” (sugar).

Vì vậy, người tiêu dùng cần kiểm tra tổng hàm lượng đường trong phần thông tin dinh dưỡng do nhà sản xuất liệt kê để biết tổng lượng đường có trong sản phẩm.

Thuật ngữ không đường, ít đường thường gây nhầm lẫn cho khách hàng - Ảnh: Cheat Day Design
Thuật ngữ "không đường, ít đường" thường khiến khách hàng hiểu lầm - Ảnh: Cheat Day Design

Người tiêu dùng cần biết cách để bảo vệ quyền lợi của mình

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, để bảo đảm quyền lợi của mình, người tiêu dùng nên mua hàng ở những nơi đáng tin cậy, để có thể dễ dàng khiếu nại nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng cần trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình. Cụ thể:

- Khi mua sắm, cần giữ lại các loại hóa đơn mua hàng, phiếu bảo hành; cung cấp cho cơ quan khiếu kiện đầy đủ các thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ khiếu nại như địa chỉ bán hàng. Nếu mua hàng online thì phải có địa chỉ chính xác của các trang mạng bán hàng và địa chỉ đó còn tồn tại…

- Khi có thắc mắc, khiếu kiện, cần bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng có thể gọi điện đến tổng đài 1800-6838 (miễn phí cước cuộc gọi), để nhận các thông tin tư vấn chính sách và các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cạnh tranh ở Việt Nam. Đồng thời được hướng dẫn, tư vấn cách thức khiếu nại, giải quyết khiếu nại và tư vấn cách thức tiêu dùng thông minh.

- Có thể gửi đơn khiếu nại, khiếu kiện về địa chỉ email: vcca@moit.gov.vn hoặc theo đường bưu điện về địa chỉ: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội (miền Bắc) và 12 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM (miền Nam).

Nguyễn Thuận

 

Xem thêm: lmth.5484741a-teib-nab-noum-gnohk-taux-nas-ahn-am-gnah-nahn-uas-na-tam-ib/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ "Bí mật" ẩn sau nhãn hàng mà nhà sản xuất không muốn bạn biết ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools