vĐồng tin tức tài chính 365

“Chuyển nhà” sang HoSE, Gỗ An Cường kinh doanh ra sao?

2022-10-10 08:10

Công ty Cổ phần Gỗ An Cường, được thành lập vào năm 1994 với tên gọi Công ty TNHH Thương mại An Cường. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất và kinh doanh vật liệu giải pháp và nội thất làm bằng gỗ công nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm. Ngoài cung cấp cho thị trường trong nước, ACG còn mở rộng phân phối đến nhiều quốc gia trên thế giới như Campuchia, Nhật Bản, Canada, Mỹ, Úc... 

Hiện nay, Gỗ An Cường đang vận hành 2 cụm nhà máy tại Bình Dương với tổng diện tích 240.000 m2, công suất khoảng 300.000 m3 gỗ mỗi năm. Công suất hoạt động bình quân của 2 nhà máy đạt khoảng 70%. Trong đó, nhà máy số 2 chủ yếu sản xuất ván gỗ cho các chủ đầu tư dự án bất động sản và thị trường xuất khẩu, tổng công suất xuất ván gỗ và cửa gỗ đang lần lượt đạt 800.000 tấn mỗi năm và 800 cửa mỗi ngày.

Hồ sơ doanh nghiệp - “Chuyển nhà” sang HoSE, Gỗ An Cường kinh doanh ra sao?

Gỗ An Cường đang vận hành 2 cụm nhà máy với công suất khoảng 300.000 m3 gỗ mỗi năm.

Từ sàn UPCoM sang sàn HoSE

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa có quyết định chấp thuận niêm yết của Công ty Cổ phần Gỗ An Cường (MCK: ACG). Theo đó, mã chứng khoán của công ty vẫn giữ nguyên là ACG. Giao dịch đầu tiên trên sàn HoSE sẽ được thực hiện vào ngày 10/10 với mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 67.300 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động là 20%.

Trước khi bước chân lên sàn HoSE, cổ phiếu ACG từng niêm yết trên sàn UPCoM từ tháng 8/2021 với mức tham chiếu tại ngày giao dịch đầu tiên là 90.000 đồng/cổ phiếu. Tại ngày giao dịch cuối cùng của mình trên sàn UPCoM, cổ phiếu ACG có giá 68.900 đồng/cổ phiếu, tăng 0,15% so với số tham chiếu.

Sau hơn 1 năm giao dịch trên sàn UPCoM, thị giá cổ phiếu ACG đã giảm hơn 23% so với ngày đầu niêm yết.

Hồ sơ doanh nghiệp - “Chuyển nhà” sang HoSE, Gỗ An Cường kinh doanh ra sao? (Hình 2).

Diễn biến thị giá cổ phiếu ACG trước ngày 27/9. (Nguồn: TradingView).

Về quy mô vốn điều lệ của công ty, sau khi đổi tên thành Công ty Cổ phần Gỗ An Cường vào năm 2014, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 240 tỷ đồng. Sau nhiều lần liên tục tăng vốn, tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của ACG đang ở mức 1,358 tỷ đồng. 

Hiện tại, Gỗ An Cường có 3 cổ đông lớn, là: Công ty TNHH Đầu tư NC Việt Nam với tỉ lệ sở hữu 50%; Sumitomo Forestry Ltd và Quỹ đầu tư Whitlam Holding Pte Ltd đại diện cho liên doanh VinaCapital - DEG sở hữu lần lượt là 18,06% và 19,6%.

Bên cạnh mảnh kinh doanh chính của mình, vào tháng 4/1021, công ty đã mua gần 13% cổ phần của CTCP Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi (tương đương khoảng 119 tỷ đồng), nhằm mở rộng kinh doanh, lấn sân sang mảng địa ốc.

Chưa dừng lại ở đó, gần đây, công ty tiếp tục mua thêm 30% cổ phần với giá trị đầu tư là 394 tỷ đồng và trở thành cổ đông chiến lược của ​​Công ty cổ phần Bất động sản Central Hill của Tập đoàn Thắng Lợi. Đồng thời, Central Hill sẽ trở thành công ty liên kết của Gỗ An Cường. Ngoài ra, Gỗ An Cường cũng dành ra khoản đầu tư hơn 285 tỷ đồng vào dự án NovaWorld Phan Thiết.

Trong thời gian tới, An Cường dự kiến sẽ đầu tư vào 3 dự án tiềm năng gồm: Khu công nghiệp An Cường; chuyển đổi cụm nhà máy Thái Hòa thành khu dân cư cao tầng và xây dựng nhà máy MDF.

Nền tảng kinh doanh

Về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, năm 2018, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 3.873 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 505,2 tỷ đồng. Trong năm, Gỗ An Cường dẫn đầu với trên 55% thị phần nguyên liệu trang trí nội thất và vật liệu trang trí trung và cao cấp tại Việt Nam.

Bước sang năm 2019, Gỗ An Cường thu về 4.434 tỷ đồng từ doanh thu, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do mức tăng từ giá vốn hàng bán và các chi phí trong kỳ tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm nhẹ 3,7%, xuống còn 486 tỷ đồng.

Trước diễn biến bất thường của dịch bệnh Covid-19, doanh thu năm 2020 của Gỗ An Cường ghi nhận là 3.753,6 tỷ đồng, giảm 15,4% so với năm 2019. Tuy nhiên, nhờ cắt giảm các chi phí mà lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 492 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,2% so với cùng kỳ.

Năm 2021, doanh thu thuần của ACG đạt 3.293,5 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các chi phí, Gỗ An Cường báo lãi 451 tỷ đồng, giảm 8,3% so với năm 2020. Có thể thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của ACG rất khả quan trước bối cảnh tác động của dịch bệnh và các biện pháp chống dịch được áp đặt nghiêm ngặt trên toàn quốc.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2022, luỹ kế 6 tháng đầu năm, ACG thu về 1.914,8 tỷ đồng từ doanh thu thuần, tăng nhẹ so với nửa đầu năm 2021. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 278,7 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ.

Năm 2022, công ty đặt ra mục tiêu thu về 4.242 tỷ đồng từ doanh thu và 550 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, 6 tháng đầu năm, Gỗ An Cường đã hoàn thành 45% kế hoạch doanh thu và 50,6% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, đại diện công ty cho biết, công ty dự kiến đẩy mạnh hoạt động đầu tư, M&A và tối ưu hóa sử dụng dòng tiền bằng cách tìm kiếm doanh thu tài chính thông qua các khoản đầu tư dài hạn. Đồng thời, An Cường sẽ tiếp tục kiểm soát tốt chi phí hoạt động dựa vào việc gia tăng quy mô kinh tế trong sản xuất và chủ động tối ưu hóa sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, từ đó gia tăng lợi nhuận sau thuế.

Tại một diễn biến khác, Gỗ An Cường sẽ chốt danh sách cổ đông chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 bằng tiền vào ngày 17/10 tới đây với tỉ lệ chi trả 11% (tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 1.100 đồng). Thời gian thanh toán cổ tức vào ngày 4/11/2022. 

Như vậy với hơn 135,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, Gỗ An Cường sẽ chi ra khoảng hơn 200 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông.

Xem thêm: lmth.888375a-oas-ar-hnaod-hnik-gnouc-na-og-esoh-gnas-ahn-neyuhc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

““Chuyển nhà” sang HoSE, Gỗ An Cường kinh doanh ra sao?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools