vĐồng tin tức tài chính 365

Cây xăng đóng cửa diện rộng: Liên bộ Công Thương - Tài chính đã làm hết trách nhiệm chưa?

2022-10-11 09:22
Cây xăng đóng cửa diện rộng: Liên bộ Công Thương - Tài chính đã làm hết trách nhiệm chưa? - Ảnh 1.

Do nhiều cây xăng ngưng bán nên người dân đã đổ dồn sang các cửa hàng của hệ thống Petrolimex. Trong ảnh: người dân xếp hàng đổ xăng tại một cửa hàng trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM ngày 10-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong những ngày qua, khi nhiều địa phương xuất hiện tình trạng cây xăng nghỉ bán hoặc bán cầm chừng gây rất nhiều khó khăn cho người dân thì liên bộ Công Thương - Tài chính đã nói gì?

Bộ Công Thương: việc đóng cửa không phổ biến

Trong thông tin phát đi tối qua (10-10), Bộ Công Thương cho hay hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đóng cửa tại TP.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk... là không phổ biến khi chỉ có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.

Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân khiến doanh nghiệp đóng cửa là do chi phí kinh doanh tăng mạnh và thương nhân đầu mối không đủ nguồn hàng nên chỉ duy trì trong hệ thống và tồn kho theo quy định. Nhiều doanh nghiệp giảm mạnh chiết khấu để hạn chế đại lý bán lẻ lấy nhiều hàng, nên doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thua lỗ. Bên cạnh đó, tình hình bão lũ cũng khiến việc vận chuyển hàng gặp khó khăn, gián đoạn và thiếu hụt nguồn cục bộ.

Trước tình hình trên, Bộ Công Thương cho hay đã kiến nghị Bộ Tài chính giảm các loại thuế liên quan đến xăng dầu cũng như sớm rà soát và gửi thông báo áp dụng mức chi phí đưa xăng dầu trong nước về đến cảng và premium trong nước (chi phí tổng hợp đối với doanh nghiệp đầu mối để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở) ở mức phù hợp với thực tế, giúp doanh nghiệp tạo nguồn.

Bộ này cũng cho biết đã phối hợp với các tỉnh thành chỉ đạo các doanh nghiệp xăng dầu có phương án bảo đảm nguồn, duy trì cung ứng trong hệ thống, gắn với việc đôn đốc kiểm tra giám sát thực hiện quy định về duy trì bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu.

Ngoài ra, bộ này khẳng định đã phối hợp với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, phù hợp với diễn biến cung cầu trong nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp duy trì nguồn cung và hạn chế các hành vi đầu cơ găm hàng hoặc buôn lậu xăng dầu qua biên giới sang các nước lân cận.

Đồng thời, bộ cũng chỉ đạo các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối hỗ trợ để điều phối nguồn hàng, tăng cường cung ứng xăng dầu tại một số địa phương có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ.

Trong khi đó, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn (đầu mối là sở công thương) tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường một cách chặt chẽ ở khâu bán lẻ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

Bộ Công Thương tiếp tục khẳng định dù có sự thiếu hụt xăng dầu cục bộ tại một số cửa hàng của thương nhân đầu mối, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh, song tồn kho xăng dầu của các doanh nghiệp vẫn cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước. Nguồn cung xăng dầu cũng vẫn liên tục được bổ sung từ nguồn nhập khẩu và mua trong nước.

Cây xăng đóng cửa diện rộng: Liên bộ Công Thương - Tài chính đã làm hết trách nhiệm chưa? - Ảnh 2.

Người dân mệt mỏi chờ đổ xăng tại cây xăng Petrolimex trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM vào sáng 10-10 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Bộ Tài chính: trách nhiệm thuộc Bộ Công Thương

Trả lời báo chí hôm 10-10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin:

- Cơ quan quản lý nhà nước về xăng dầu là Bộ Công Thương. Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc ban hành chi phí định mức đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu và tham mưu cho Chính phủ để trình Quốc hội các khoản thuế phí đối với xăng dầu.

- Công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương, do đó việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đảm bảo các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bộ trưởng Bộ Tài chính cũng chia sẻ nước ta hiện nay có đến 36 doanh nghiệp đầu mối, trong khi các quốc gia lớn như Nhật Bản cũng chỉ có năm doanh nghiệp đầu mối; hay như đối với doanh nghiệp phân phối, chúng ta cũng có đến 500 doanh nghiệp. 

"Vậy làm thế nào để xây dựng bộ máy một cách linh hoạt, hiệu quả và giảm được các chi phí trung gian, cung cấp nguồn xăng dầu từ doanh nghiệp đầu mối xuống đến các cửa hàng bán lẻ một cách thuận lợi nhất? Đây là một vấn đề đặt ra và chúng tôi cũng đã trao đổi, phối hợp với Bộ Công Thương để Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý" - bộ trưởng Bộ Tài chính nói.

Cây xăng đóng cửa diện rộng: Liên bộ Công Thương - Tài chính đã làm hết trách nhiệm chưa? - Ảnh 3.

Khách xếp hàng chờ đợi đổ xăng tại cây xăng góc đường Lê Văn Sỹ - Trần Quang Diệu, quận 3, TP.HCM - Ảnh: HỮU HẠNH

Bộ Tài chính: Nhà nước không quy định về chiết khấu

Trước đó, trong công văn gửi Bộ Công Thương ngày 7-10 về kiến nghị liên quan đến chi phí định mức xăng dầu mà Bộ Công Thương gửi hôm 30-8, Bộ Tài chính cho hay ngày 10-7 đã điều chỉnh chi phí đưa xăng từ nước ngoài về Việt Nam trong giá cơ sở (giá cơ sở xăng dầu = giá xăng dầu nguồn nhập khẩu x tỉ trọng % sản lượng xăng dầu nhập khẩu + giá xăng dầu nguồn trong nước x tỉ trọng % sản lượng xăng dầu trong nước). 

Riêng đối với mức premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng trong giá cơ sở trước mắt không tăng để hạn chế tác động tăng giá.

Về chiết khấu trong kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính khẳng định Nhà nước hiện không quy định. Yếu tố này chủ yếu phụ thuộc vào cung cầu thị trường, diễn biến giá xăng dầu thế giới, sản lượng tồn kho xăng dầu của các thương nhân đầu mối...

Bộ Tài chính đánh giá việc Bộ Công Thương cho rằng việc chưa điều chỉnh mức premium và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng dẫn đến việc phân bổ chiết khấu trong hệ thống kinh doanh bị hạn chế, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có chiết khấu để đảm bảo bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh, đảm bảo cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường là chưa có cơ sở và chưa đúng với diễn biến thực tế thị trường hiện nay.

Từ đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương đánh giá và làm rõ nguyên nhân khó khăn về nguồn hàng, đồng thời rà soát, đánh giá hệ thống phân phối kinh doanh xăng dầu và hệ thống trung gian để có giải pháp phù hợp, tiết kiệm chi phí và chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước trong mọi tình huống.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu phương án giảm mức trích lập và kết hợp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (nếu cần thiết) theo quy định về việc điều chỉnh mức premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng không tác động đến giá cơ sở xăng dầu kỳ điều hành.

Nhập khẩu xăng dầu giảm mạnh

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý 3, sản lượng nhập khẩu xăng dầu giảm 40% đối với xăng và 35% đối với dầu DO so với quý 2, trong đó chỉ có 19/33 thương nhân đầu mối xăng dầu thực hiện nhập khẩu. "Như vậy, nguyên nhân thiếu hàng tại một số đại lý, cửa hàng bán xăng dầu và chiết khấu giảm có thể do sản lượng nhập khẩu giảm và lượng tồn kho giảm tại các thương nhân đầu mối, nhất là trong bối cảnh giá xăng dầu diễn biến khó lường khi giảm liên tục trong thời gian gần đây" - Bộ Tài chính nhận định.

Ngoài ra, chiết khấu có thể còn phụ thuộc vào chính sách bán hàng và năng lực kinh doanh của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mà đại lý, tổng đại lý ký hợp đồng trực tiếp.

Vẫn bảo đảm nguồn hàng

Theo Bộ Công Thương, báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối cho thấy lượng tồn kho vẫn đang được duy trì và bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng. Như trong hệ thống Petrolimex tồn kho đến ngày 8-10 là khoảng 489.000m3 (gồm 208.000m3 xăng và 280.000m3 dầu), PVOIL còn khoảng 230.000m3, Công ty Xăng dầu quân đội còn khoảng 19.000m3, Saigon Petro còn khoảng 11.000m3, Petimex Đồng Tháp còn khoảng 45.000m3, Thanh Lễ còn khoảng 60.000m3...

"Qua trao đổi, các doanh nghiệp cam kết vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhập hàng để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của mình" - Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Công tác điều hành quá chậm!

IMG_7476a 2(Read-Only)

Cây xăng trên đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân (TP.HCM) thông báo hết xăng vào chiều 10-10 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Phản ứng chậm

Theo các doanh nghiệp (DN), trước diễn biến tình hình thị trường căng thẳng sau kỳ điều hành ngày 3-10, một DN đầu mối phía Nam chia sẻ đã trực tiếp trao đổi và đề xuất với lãnh đạo bộ quản lý trong Tổ điều hành xăng dầu, tổ chức cuộc họp để lắng nghe ý kiến DN từ cuối tuần trước nhưng không được tiếp nhận.

Đến ngày 10-10, tình trạng hàng loạt cửa hàng xăng dầu đóng cửa, nghỉ bán, nguồn cung xăng dầu phía Nam căng thẳng hơn thì Bộ Công Thương mới thông báo mời DN đến họp vào thứ tư, 12-10.

Một thương nhân phân phối xăng dầu tại Hà Nội chia sẻ rằng việc liên bộ thống nhất bổ sung thêm chi phí vào giá cơ sở xăng dầu trong kỳ điều hành hôm nay (11-10) cũng là động thái khá chậm so với diễn biến thị trường, vị này phân tích thêm. Giá xăng dầu từ cuối tháng 8 đến nay đã liên tục giảm, từ mức cao nhất vượt trên 30.000 đồng/lít, đã hạ nhiệt về mức trên 20.000 đồng/lít, tương tự như giữa năm 2021, cũng là mức phù hợp để nhà điều hành tính toán bổ sung thêm một phần chi phí phát sinh trong cơ cấu tính giá.

"Tuy nhiên, liên tiếp bốn lần giảm giá vừa qua cơ quan điều hành đã không bổ sung các chi phí này, làm lỡ mất "thời điểm vàng" trong điều hành giá, tận dụng cơ hội khi giá đang giảm. Còn nếu áp dụng việc bổ sung thêm chi phí vào công thức tính giá vào kỳ ngày 11-10 trong bối cảnh giá xăng dầu đang tăng mạnh như hiện nay, giá xăng dầu sẽ phải chịu thêm hai nhịp tăng, đẩy mặt bằng giá lên rất cao thì lại ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân. Vì vậy, chúng tôi mong muốn việc bổ sung chi phí giá có lộ trình, liều lượng phù hợp, linh hoạt với thị trường để đảm bảo quyền lợi các bên", DN này bày tỏ.

Trong khi đó, lãnh đạo một DN đầu mối xăng dầu cho biết thời gian qua có tình trạng DN nhập khẩu xăng dầu không nhiều. Tiếp sau đó, tình hình bão tại miền Trung khiến cho việc vận chuyển xăng từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Bình Sơn vào phía Nam bị ngưng trệ, chậm từ 5 - 7 ngày so với kế hoạch.

Đặc biệt, việc chiết khấu thấp, thậm chí âm khiến các DN bán lẻ thua lỗ và dự báo kỳ điều hành ngày 11-10 sẽ tăng giá xăng dầu, làm cho thị trường rơi vào "vùng trũng" của việc cung ứng.

Bên cạnh đó, vị lãnh đạo này cũng cho rằng đối với các chi phí nhập khẩu, việc giá xăng liên tục giảm nhưng các phụ phí vận chuyển về vẫn rất cao là một trong những nguyên nhân khiến đầu mối nhập về đã lỗ. Trong đó, phụ phí nhập khẩu chênh đến 8 USD/thùng xăng khiến cho mỗi lít xăng đã chênh lệch khoảng 2.000 đồng so với cách tính hàng nhập khẩu của giá cơ sở.

Cơ quan điều hành muốn có giá xăng dầu xuống thấp để người tiêu dùng được hưởng lợi nhưng thời gian qua giá xăng đã có nhiều phiên liên tiếp hạ giá khiến các DN đầu mối nhập khẩu về chưa bán hết đã xuống giá, lỗ triền miên. Điều này khiến DN đầu mối phải cắt giảm chiết khấu đối với hệ thống bán lẻ để cắt lỗ.

Đại diện một doanh nghiệp

Giải quyết "kiềng 3 chân"

Chủ tịch HĐQT một DN đầu mối lớn cho biết nếu không giải quyết một cách triệt để, tình hình bất ổn trong nguồn cung xăng dầu sẽ chưa dừng lại. Vị này phân tích cần phải giải quyết được ba vấn đề, vấn đề nào cũng quan trọng như "kiềng ba chân" của ngành xăng dầu hiện nay mới có thể bình ổn thị trường.

1Các ngân hàng siết tín dụng, trong đó có các DN xăng dầu sẽ gây nên khó khăn nếu DN này thực sự muốn nhập, do đó ngân hàng phải mở LC (thư tín dụng), DN đầu mối mới có tín dụng để nhập hàng.

2Trường hợp DN được mở LC, thậm chí có sẵn nguồn tài chính song nhập về lỗ, chưa tính đầy đủ các chi phí khiến cho giá nhập và giá bán ra không đảm bảo lợi nhuận thì phía DN đầu mối cũng không nhập hàng. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy riêng trong quý 3, xăng nhập khẩu đã giảm 40% so với quý 2 và chỉ có 19/33 DN đầu mối nhập khẩu hàng.

3Nếu có hàng dồi dào nhưng đầu mối, thương nhân phân phối lại không đưa ra một mức chiết khấu hợp lý, ít nhất phải 300 - 500 đồng/lít mà lại đưa ra 0 đồng thì cả hệ thống bán lẻ cũng sẽ lỗ đầm đìa, dẫn đến đứt gãy.

Ông Giang Chấn Tây, giám đốc Công ty Bội Ngọc, cho rằng trước mắt cần áp dụng mức chiết khấu cố định theo định mức đối với DN bán lẻ theo tỉ lệ không nhỏ hơn 6 - 7%/giá bán mỗi lít xăng dầu.

Theo ông Tây, nên áp dụng theo tỉ lệ, không áp dụng theo số tiền cụ thể để giá xăng dầu tăng giảm vẫn ổn định chiết khấu. "Nếu không quy định được chiết khấu cho bán lẻ thì cần quy định giá bán buôn, kể cả vận chuyển, không lớn hơn 94% so với giá bán lẻ quy định", ông Tây nói.

NGỌC AN - NGỌC HIỂN

Các địa phương: kêu cứu lên trên, vận động doanh nghiệp bán hàng

Các địa phương thiếu hụt xăng dầu đã có báo cáo tình hình và kiến nghị đến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và đề nghị hai bộ sớm có giải pháp khắc phục.

Đặc biệt, các địa phương cho biết qua kiểm tra, chưa phát hiện tình trạng găm hàng.

xang_4a 1(Read-Only)

Một cửa hàng xăng dầu ở huyện Châu Thành (An Giang) đóng cửa, treo bảng hết xăng - Ảnh: BỬU ĐẤU

TP.HCM: Thời gian qua có tình trạng một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu gián đoạn bán hàng do tạm hết mặt hàng xăng hoặc dầu. Ngoài ra, ghi nhận khó khăn của Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil trong việc duy trì hoạt động kinh doanh đã phần nào ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường TP.

UBND TP cũng đề xuất Bộ Công Thương xem xét đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và đơn vị có liên quan quan tâm hỗ trợ giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Cần xem xét, hỗ trợ nâng hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu góp phần tạo nguồn, đảm bảo cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Đồng Nai: Từ ngày 5 đến 9-10, tình hình cung ứng xăng dầu trên địa bàn có nhiều biến động, nguồn cung xăng dầu từ các thương nhân đầu mối khan hiếm, bị gián đoạn hoặc không kịp cung ứng hàng. Theo Sở Công Thương Đồng Nai, hôm nay (11-10) là ngày điều chỉnh giá tiếp theo sẽ thiếu nguồn xăng dầu cung ứng trên thị trường Đồng Nai.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Một doanh nghiệp có tàu vận tải bằng đường biển cho biết từ hơn một tháng qua họ không thể mua được dầu. Một tàu nằm cảng, mỗi tháng họ phải chịu lỗ 50 triệu đồng. Một đại lý xăng dầu tại TP Vũng Tàu cho biết từ hai tháng nay chỉ được cung cấp xăng dầu với số lượng hạn chế và đặc biệt là chiết khấu bằng 0 nên mỗi tháng một cây xăng phải chịu lỗ khoảng 150 triệu đồng.

Đắk Lắk: Một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk cho rằng chưa lúc nào các đại lý bán lẻ xăng dầu bị gặp khó khủng khiếp như giai đoạn này. "Tình trạng càng bán càng lỗ khiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ không mặn mà việc nhập hàng, muốn nghỉ bán chờ điều chỉnh giá. Tuy nhiên cục đã liên tục cho người đi kiểm tra, vận động các cây xăng không nghỉ bán, găm hàng hoặc tăng giá", vị này nói. Tuy nhiên việc thiếu cây xăng này, đại lý kia chỉ là cục bộ. Về tổng quan xăng dầu tại Đắk Lắk vẫn đáp ứng nhu cầu.

An Giang: Sở Công Thương tỉnh đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ Công Thương một số nội dung sau: "Xem xét, điều chỉnh giá xăng dầu linh hoạt theo đúng chu kỳ theo quy định tại nghị định số 95, kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết; xem xét, đánh giá cách tính giá cơ sở đảm bảo các doanh nghiệp đầu mối, phân phối, tổng đại lý, đại lý và cửa hàng bán lẻ đều được hưởng chiết khấu/hoa hồng để doanh nghiệp duy trì kinh doanh và phát triển mở rộng. Các thương nhân đầu mối có chính sách công bằng, không phân biệt trong việc bán hàng cho thương nhân phân phối và tổng đại lý, đảm bảo các doanh nghiệp đều được mua hàng như nhau để cung ứng cho hệ thống".

Đồng Tháp: Một lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nói tỉnh cũng đã kiến nghị gửi Bộ Công Thương tính toán làm sao để các doanh nghiệp xăng dầu "sống" được. "Chúng tôi đã liên tục "siết" và vận động các doanh nghiệp cố gắng chia sẻ cùng với địa phương", vị này nói.

T.LÊ - A.LỘC - Đ.HÀ - T.TÂN - B.ĐẤU - C.CÔNG

Các địa phương đều cho rằng một số doanh nghiệp đầu mối, thương nhân cung cấp xăng dầu chưa đảm bảo việc cung cấp đủ số lượng xăng dầu hoặc cung cấp thiếu hụt ở một số thời điểm; thương nhân phân phối không chủ động nhập hàng để kinh doanh (vì bị thua lỗ).

Mặt khác, hiện nay giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu, dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu bị hạn chế, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có chiết khấu để bảo đảm bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh, bảo đảm cung ứng xăng dầu liên tục cho thị trường.

Dầm mưa cả tiếng, đi 5km, tới ba cây xăng mới đổ được xăngDầm mưa cả tiếng, đi 5km, tới ba cây xăng mới đổ được xăng

TTO - Chiều 10-10, khung cảnh đông đúc bất thường chưa từng có khi người dân TP.HCM tất tả ngược xuôi, chen chúc để… mua xăng. Cơn mưa xối xả vào chiều tối càng khiến tình hình tại các cây xăng trên TP thêm lộn xộn.

Xem thêm: mth.73625208011012202-auhc-meihn-hcart-teh-mal-ad-hnihc-iat-gnouht-gnoc-ob-neil-gnor-neid-auc-gnod-gnax-yac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cây xăng đóng cửa diện rộng: Liên bộ Công Thương - Tài chính đã làm hết trách nhiệm chưa?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools