Các công nhân một doanh nghiệp thực hiện công đoạn philê cá tra để xuất khẩu - Ảnh: BỬU ĐẤU
Thậm chí, có nhiều ý kiến cho rằng doanh nhân là các ông chủ doanh nghiệp trở nên giàu nhờ vào sự đóng góp của xã hội thì phải có trách nhiệm hoàn trả cho xã hội thông qua các hoạt động từ thiện, đóng góp và hỗ trợ trở lại hoạt động của Nhà nước, cộng đồng.
Ở một khía cạnh nào đó lập luận này không sai, tuy nhiên, điều căn cốt của nền kinh tế thị trường mà chúng ta đã và đang thừa nhận chỉ ra rằng doanh nhân xuất hiện là bởi sự thừa nhận các quyền tự do, tự chủ trong kinh doanh.
Quyền tự do kinh doanh trước hết được đảm bảo bằng sự tự chủ, tự quyết định trong việc sử dụng tài sản, tiền bạc của mình mà không bị bất kỳ sự can thiệp nào từ phía Nhà nước hay của ai khác.
Đây là quyền then chốt nhất nhằm đảm bảo không gian tự do tìm kiếm phương thức kinh doanh tốt nhất, nhằm đảm bảo rằng các tài sản của họ, cũng như tri thức mà họ tìm kiếm, khám phá hoặc khai thác được sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Quyền tự chủ trong việc khai thác, sử dụng tài sản và tri thức, sự tự quyết định kinh doanh bao gồm cả việc tự định đoạt lợi nhuận mà họ kiếm được, không bị cản trở, can thiệp hay chi phối bởi bên ngoài, kèm với đó là khả năng cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng tạo nên các quyền tự do kinh tế hay tự do kinh doanh.
Ở một khía cạnh khác, nhiều quan điểm lại lo lắng rằng trao quá nhiều quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh sẽ khiến các doanh nhân chạy theo các hành xử tư lợi, lợi ích nhóm gây lũng đoạn, bất ổn cho nền kinh tế, tạo tiền đề cho các hệ lụy xấu của Nhà nước và xã hội như tệ tham ô, tham nhũng.
Do vậy, hướng tới đạo đức hay văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân là phải "yêu cầu" họ tuân thủ những chuẩn mực đạo đức và liêm chính kinh doanh.
Đâu đó trong xã hội hôm nay vẫn còn những hiện tượng tiêu cực, những mặt trái của việc kinh doanh chạy theo đồng tiền bất chấp nền tảng đạo đức và trật tự xã hội, trong đó có cả bộ phận doanh nghiệp, doanh nhân.
Nhưng bản chất của một thể chế kinh tế thị trường đầy đủ vốn dĩ trong đó đã đòi hỏi sự vận hành của một hệ thống thể chế vừa đảm bảo quyền tự do kinh doanh, cũng như đảm bảo các trật tự kinh doanh và trật tự xã hội.
Với tinh thần doanh nhân (entrepreneurship), các doanh nhân khi quyết định bỏ tiền bạc, tài sản và cả trí tuệ của mình vào các dự án kinh doanh, tức là họ đã có sự dấn thân vì xã hội, cộng đồng.
Họ cũng mong muốn sự ganh đua, cạnh tranh với nhau để cùng thỏa mãn năng lực sáng tạo, tìm tòi tri thức kinh doanh mới, qua đó làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Và suy cho cùng, trước khi nói về văn hóa kinh doanh hay đạo đức của doanh nhân, chúng ta cần tiếp tục tinh thần cải cách thể chế nhằm xây dựng một nền tảng vững chắc của kinh tế thị trường, đó là quyền tự do kinh doanh và các trật tự của nó một cách đầy đủ.
Chỉ khi đó tinh thần, sự nỗ lực vươn lên trong phát triển doanh nghiệp, phát triển tài sản và lợi nhuận của nhà kinh doanh mới đồng hành với sự tiến bộ, nhân văn, bác ái và công bằng xã hội.
TTO - Thủ tướng khẳng định những lúc khó khăn, trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nhân thể hiện rất rõ nét. Đặc biệt những ngày tháng dịch bệnh không thể quên đã tô thắm thêm đạo đức, văn hóa kinh doanh của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân.
Xem thêm: mth.35055658031012202-hnaod-hnik-ut-tart-av-hnaod-hnik-od-ut/nv.ertiout