Một bác sĩ bị “mượn gương mặt” để quảng cáo thực phẩm chức năng - Ảnh: Chụp màn hình
Ngoài ra cũng có hàng trăm ý kiến bạn đọc phản hồi không đồng ý với các hành xử của ban đại diện cha mẹ học sinh trong bài "Clip phụ huynh khó khăn đừng theo cái lớp này: Nhà phụ huynh đăng clip bị tạt sơn"; vấn đề điều hành xăng dầu của liên bộ Công Thương - Tài chính…
Vào cuộc điều tra, cấm
Rất nhiều bạn đọc cho rằng cần có giải pháp nhằm cấm quảng cáo trá hình, lợi dụng hình ảnh của người nổi tiếng, có uy tín như bác sĩ, thậm chí cả các nhà sư, linh mục… để bán thực phẩm chức năng chữa bệnh. Từ đó dẫn đến việc rất nhiều người dân bị lừa, tiền mất tật mang.
Hiện nay tình trạng mạo danh, lừa quảng cáo thực phẩm chức năng chữa bách bệnh xuất hiện nhan nhản trên mạng, khắp nơi. Giống như nhiều bạn đọc, bạn Trường Phát cho rằng hiện nay trên không gian mạng, việc quảng cáo thuốc trị tiểu đường, ung thư... đảm bảo hết bệnh phát ra rả cả ngày.
"Tôi mong các cơ quan có trách nhiệm, báo Tuổi Trẻ vào cuộc điều tra giúp cho nhiều người không bị lừa, tiền mất tật mang. Xin cảm ơn!", bạn Phát đề nghị.
Cùng chung quan điểm trên, bạn đọc Nguyễn Đức Thắng cho biết cụ thể ở Hà Nội rất nhiều mô hình mạo danh quảng cáo như trên. Các bạn trẻ được văn phòng thuê làm nhân viên chạy quảng cáo thực phẩm chức năng, rồi cho nhân viên tư vấn bán với giá rất cao lừa người già cả tin. "Tôi đề nghị công an, quản lý thị trường vào cuộc dẹp hết vấn nạn này", bạn Thắng đưa ra ý kiến.
Nói thêm về thực trạng, bạn đọc Kim có góc nhìn rộng hơn khi đặt vấn đề có một điều lạ, không biết trên thế giới có nước nào như nước mình không. Tất cả mọi người đều có thể quảng cáo bán thuốc tây, thuốc bắc, thực phẩm chức năng một cách tùy tiện.
"Nếu Nhà nước cấm được những quảng cáo tùy tiện như vậy thì dân được nhờ. Trong khi người bệnh thì vái tứ phương, nghe quảng cáo trị được bệnh tiểu đường, ung thư, gút, tim mạch... là nhào vô mua, không có tiền cũng vay mượn để mua bằng được. Tôi đề nghị cấm triệt để chuyện quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng tràn lan trên mạng xã hội, các kênh truyền hình", bạn đọc Kim bày tỏ.
Và để xử lý những việc trên, Anh Kiệt cho rằng lực lượng công an, cụ thể ở đây là cơ quan quản lý an ninh mạng cần làm hết trách nhiệm trong việc xử lý quảng cáo mạo danh, lừa người dân như trên. Bởi theo Anh Kiệt: "Địa chỉ bán hàng, giao hàng đã có thì "hốt" lúc nào chả được".
Mệt mỏi với xăng dầu
Hơn 50 bạn đọc có ý kiến xoay quanh vấn đề điều hành xăng dầu của các bộ ngành cũng như những nỗi khổ của người dân khi đi mua xăng trong những ngày qua. Cũng như đa phần bạn đọc, anh Nguyễn Trí cho rằng việc điều hành giá xăng dầu của liên bộ Công thương và Tài chính trong thời gian vừa qua là có vấn đề.
Không bán can mang về là thông báo của cửa hàng bán lẻ xăng dầu Khu công nghiệp Tân Bình, TP.HCM sáng 12-10 - Ảnh: CÔNG TRIỆU
"Người dân chúng tôi kiến nghị Chính phủ cho thanh tra để có căn cứ trả lời cho toàn dân biết và rút ra kinh nghiệm để quản lý tốt hơn về sau này", bạn đọc Nguyễn Trí bày tỏ.
Nói thêm về thực trạng, bạn đọc Dovantha cho rằng chuyện thiếu xăng dầu đã xảy ra mấy tháng rồi mà hai Bộ giờ mới ngồi lại với nhau. "Bộ Công thương nên làm ngay các giải pháp, không thể nói sẽ rà soát được. Tuần trước Bộ công thương nói là xăng chỉ thiếu cục bộ thôi mà chẳng hiểu sao đến giờ vẫn thiếu?
Các anh làm chính sách cần thực tế và từ thực tế cuộc sống. Lẽ ra là nhà quản lý, điều hành các bộ ngành liên quan phải có sự dự phòng trong mọi tình huống. Từ đó khi có tình huống xấu xảy ra thì có giải pháp để giải quyết vấn đề ngay…", nhiều bạn đọc cùng bày tỏ.
Nhìn ở góc độ khác, bạn đọc Hải Lê nhận thấy một thực tế, trước giờ xăng chưa tăng giá thì mỗi cửa hàng chỉ mở bán một đến hai trụ có nhiều cửa hàng đóng cửa. Thế nhưng chỉ sau 10 phút xăng tăng giá thì các cửa hàng đồng loạt mở bán tất cả các trụ có trong cửa hàng. Thậm chí có cửa hàng bán hết công suất trở lại.
Bạn Hải Lê đặt vấn đề: Vậy sao trước khi xăng chưa tăng giá thì rất nhiều cửa hàng bảo nguồn cung không đủ nên đóng cửa, bán nhỏ dọt. Có phải những cửa hàng xăng dầu trên bắt tay đầu cơ ghim hàng, làm áp lực, chờ tắng giá.
"Đó là những vấn đề từ thực tế đặt ra. Nếu Bộ Công thương, các cơ quan có trách nhiệm không nhìn thẳng vào thực tế, không đi thực tế, không điều hành việc kinh doanh xăng dầu từ tình hình thực tế của nền kinh tế đặt ra… thì đời sống người dân sẽ còn khổ như thời gian qua. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta", nhiều bạn đọc bày tỏ.
Không tốt cho học sinh
Đó là tâm lý chung của rất nhiều phụ huynh trong tổng số gần 200 bạn đọc phản hồi xung quanh câu chuyện hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh tại các trường lớp hiện nay.
Ngoài những ý kiến nên duy trì Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng có rất nhiều bạn đọc đồng tình với việc nên xem xét bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và chỉ nên duy trì ban đại diện trường.
Như bạn đọc Ba Nhu bày tỏ: Ban đại diện cha mẹ học sinh không còn hợp thời trong tình hình thực tế hiện nay bởi không giúp gì nhiều cho việc học hành của các em học sinh. Thay vào đó, thực tế cho thấy đã phát sinh quá nhiều sự việc xấu.
"Cần loại bỏ, báo đã đăng một phiếu thông tin các khoản chi của một hội phụ huynh cho thấy nó phi giáo dục . Bộ Giáo dục cần có những chấn chỉnh từ hoạt động của nhà trường, làm sao môi trường giáo dục không bị mang tiếng xấu như chuyện này", bạn đọc Ba Như đề xuất.
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì về các vấn đề trên?
Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... kính mời bạn gởi đến PHẢN HỒI TRONG NGÀY qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến ở KHUNG BÊN DƯỚI.
TTO - "Ủng hộ mỗi ô tô nên có mã số định danh riêng và số dư tài khoản; Mong đề tài 'tiến sĩ áo ngực' sớm đi vào thực tế; Chịu đựng hay tỏ thái độ với những cuộc gọi "telesale" quấy rầy"?... là những phản hồi đáng chú ý của bạn đọc trong ngày 12-10.
Xem thêm: mth.37494517131012202-gnan-cuhc-mahp-cuht-nab-ed-hnad-oam-ceiv-gnohc-01-31-yagn-ioh-nahp/nv.ertiout