Trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ mắc phải chu sinh và đồng nhiễm Adenovirus ở trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi. Sau ca sinh không bình thường của đứa trẻ vào cuối tháng 4-2022, phát ban đã phát triển trên cơ thể bé vào ngày thứ chín sau sinh.
Lúc đầu, phát ban là những mụn nước, bắt đầu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, sau đó lan rộng ra mặt và thân, rồi dần dần trở thành mụn mủ. Chín ngày trước khi sinh, cha của đứa trẻ sơ sinh bị sốt, sau đó là phát ban lan rộng; phát ban ở người bố đã hết trước khi trẻ sơ sinh chào đời.
Bốn ngày sau khi sinh con, cơ thể người mẹ cũng xuất hiện một nốt ban tương tự. Gia đình này sống ở Vương quốc Anh, và không có tiền sử du lịch đến châu Phi hoặc tiếp xúc với bất kỳ du khách nào.
Bé sơ sinh đã được chuyển đến đơn vị chăm sóc đặc biệt nhi khoa vào ngày thứ 15 sau sinh do suy hô hấp giảm oxy máu tiến triển. Một số chẩn đoán phân biệt (bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh, nhiễm vi rút herpes simplex, nhiễm coxsackie virus hoặc enterovirus, nhiễm trùng da do tụ cầu, ghẻ ngứa, giang mai và bệnh lậu) đã được xem xét.
Sự hiện diện của hạch nách, bản chất của các tổn thương da cũng như tiến trình không điển hình của nhiễm trùng trong gia đình, đã làm dấy lên mối lo ngại về bệnh đậu mùa khỉ ở người.
Thử nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đối với các mẫu máu, nước tiểu, mụn nước và dịch ngoáy họng thu được từ trẻ sơ sinh và mẹ dẫn đến chẩn đoán nhiễm vi rút đậu mùa khỉ (Clade IIb). Adenovirus cũng được xác định trong dịch tiết đường hô hấp và máu của trẻ sơ sinh.
Tình trạng của bệnh nhi trở nên xấu hơn và được bắt đầu thông khí can thiệp.
Bé được áp dụng một liệu trình 2 tuần Tecovirimat đường uống (với liều 50mg x 2 lần / ngày) kết hợp với Cidofovir tiêm tĩnh mạch. Sau bốn tuần được chăm sóc đặc biệt, bao gồm 14 ngày thở máy xâm nhập, cháu bé đã hồi phục và được xuất viện.
Các báo cáo về nhiễm vi rút đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh là rất hiếm.
Đây là một trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ ở trẻ sơ sinh sau khi lây truyền chu sinh trong một nhóm gia đình.
Tuy nhiên cũng không thể loại trừ sự lây truyền qua nhau thai bởi vì đây là một trường hợp đơn lẻ, không thể quy kết triệu chứng lâm sàng trực tiếp cho tác nhân gây bệnh (vi rút đậu mùa khỉ hoặc adenovirus), cũng như không thể quy kết sự cải thiện tình trạng lâm sàng của trẻ sơ sinh là do việc sử dụng Tecovirimat hoặc Cidofovir.
Nhiễm vi rút đậu mùa khỉ nên được xem xét chẩn đoán phân biệt với các bệnh phát ban mụn nước ở trẻ sơ sinh.
TTO - Thứ nhất, bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh dịch mới nổi như COVID-19, mà nó đã được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu.