Các đối tượng có hành vi vi phạm sẽ phải đối mặt với các hình phạt nghiêm khắc hơn. Tiền điện tử hay các loại tiền tương tự cũng là đối tượng điều chỉnh trong dự luật lần này.
Các dự luật để ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố bao gồm dự luật chống chuyển tiền liên quan đến hoạt động phi pháp, dự luật thương mại - ngoại thương và dự luật đóng băng tài sản của các tổ chức khủng bố quốc tế.
Đặc biệt trong các dự luật này, ngoài áp dụng đối với tiền mặt sẽ bổ sung các quy định kiểm soát liên quan đến các tiền điện tử hay các tài sản mã hóa. Theo quy định mới, các nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử hay các tài sản mã hóa sẽ có nghĩa vụ thu thập và chia sẻ thông tin khi cần thiết, tương tự như đã thực hiện đối với các giao dịch tiền mặt trước đây.
Bên cạnh đó, họ cũng phải đảm bảo thường xuyên cập nhật danh sách các cá nhân và tổ chức đang phải chịu lệnh trừng phạt.
Cùng với dự luật mới, Cơ quan giám sát tài chính Nhật Bản (FSA) cũng đã tăng cường các biện pháp kiểm soát như sử dụng hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và ngăn chặn hành vi rửa tiền.
Nhật Bản hiện chỉ được đánh giá thấp thứ 2 trên thang điểm 4 bậc về hiệu quả chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của các tổ chức tài chính, trong đó lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế đánh giá, biện pháp phòng ngừa tại các tổ chức tài chính lớn của nước này là khá tốt, nhưng các cơ quan tài chính nhỏ vẫn còn nhiều hạn chế, Nhật Bản cần cải thiện nếu không muốn bị xếp vào nhóm cần tăng cường theo dõi.
VTV.vn - Ngày 17/10, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã khẳng định cam kết duy trì chính sách lãi suất siêu thấp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.66671624181012202-neit-aur-nahc-nagn-nab-tahn/et-hnik/nv.vtv