vĐồng tin tức tài chính 365

Góp phần phát triển các công ty tài chính tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững

2022-10-20 13:18

Phát triển tài chính tiêu dùng - Một trong những chủ trương lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú nêu rõ, hoạt động tài chính tiêu dùng được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành và của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tại Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu: “Phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phù hợp với đối tượng tiêu dùng, có mức lãi suất hợp lý, góp phần ngăn ngừa tín dụng đen”.

“Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN xác định việc phát triển tài chính tiêu dùng là một trong những chủ trương lớn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tài chính tiêu dùng. Hệ thống khuôn khổ pháp lý về cho vay tiêu dùng nói chung và tài chính tiêu dùng nói riêng được NHNN hoàn thiện, bổ sung phù hợp với đặc thù cho vay tiêu dùng, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng an toàn, lành mạnh”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Cũng theo Phó Thống đốc, thời gian qua, hoạt động tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính được NHNN cấp phép đã khẳng định được vai trò, hiệu quả và thị phần trong sự phát triển chung của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.

C:Usershang.ninhthuDesktopa2.jpg

Toàn cảnh Hội thảo

Tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính đã tiếp cận đến các phân khúc khách hàng hàng đại chúng chưa tiếp cận được hoặc khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, lịch sử tín dụng hạn chế, mức thu nhập trung bình hoặc thấp, kém ổn định, không có tài sản đảm bảo…, góp phần mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; hạn chế tình trạng “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi ở các địa bàn này; qua đó thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, ổn định kinh tế và công bằng xã hội.

Sự phát triển của tài chính tiêu dùng đã được ghi nhận không chỉ bởi sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng trưởng mà còn bởi những hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế xã hội. Tính đến nay, thị trường Việt Nam đã có 16 công ty tài chính được NHNN cấp phép hoạt động với 17 chi nhánh, 41 văn phòng đại diện và 74.000 điểm giới thiệu dịch vụ, phục vụ khoảng 30 triệu khách hàng trên toàn quốc.

Đến ngày 30/9, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 145 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cuối năm 2021, chiếm gần 6% dư nợ cho vay tiêu dùng của hệ thống và chiếm 1,3% dư nợ toàn nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, các công ty tài chính cũng gặp một số khó khăn, phạm vi và quy mô hoạt động còn hạn chế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dẫn đến chưa phát huy đầy đủ vai trò của loại hình tổ chức tín dụng chuyên biệt này. Bên cạnh đó, hoạt động không lành mạnh của các tổ chức cung cấp tài chính tiêu dùng không do NHNN cấp phép và hoạt động “tín dụng đen” đã gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động và uy tín của các công ty tài chính tiêu dùng.

Hội thảo là cơ hội, điều kiện để các đại biểu cùng thảo luận, trao đổi hiểu thêm về vai trò của tài chính tiêu dùng và thực hiện hiệu quả các mục tiêu, đúng định hướng của Chính phủ, của NHNN về hoạt động tài chính tiêu dùng. Với tinh thần đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú gợi ý các đại biểu, đại diện các đơn vị thuộc NHNN, các công ty tài chính các chuyên gia, nhà khoa học… tham gia Hội thảo tập trung thảo luận một số nội dung như: hiệu quả của tài chính tiêu dùng, cơ hội phát triển và khó khăn, thách thức cũng như xu hướng phát triển của tài chính tiêu dùng.

Thứ hai, phân biệt bản chất hoạt động công ty tài chính tiêu dùng được NHNN cấp phép, quản lý và công ty tài chính khác. Trên cơ sở đó, đánh giá làm rõ được các vần đề có thể phát sinh và đề xuất biện pháp quản lý hiệu quả, chặt chẽ hơn. Đây là một trong những giải pháp thiết thực để ngăn ngừa tín dụng đen.

Thứ ba, đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho hoạt động tài chính tiêu dùng, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”.

Thứ tư, biện pháp hỗ trợ triển khai gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho công nhân lao động theo thỏa thuận của hai công ty tài chính tiêu dùng HD Saison, FE Credit và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Xuất phát từ nội dung, mục tiêu của Hội thảo, Phó Thống đốc cho biết, NHNN đánh giá cao những nỗ lực, sáng kiến của Hiệp hội Ngân hàng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích để góp phần phát triển các công ty tài chính tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động tài chính tiêu dùng

Trình bày tham luận tại Hội thảo, bà Phạm Thị Thanh Tùng – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế nhấn mạnh, thời gian qua, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tín dụng tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen” như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động tín dụng tiêu dùng; Thường xuyên chỉ đạo TCTD mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cho vay với lãi suất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Phát triển mạng lưới nhằm gia tăng tiếp cận tín dụng của đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân; Tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân; Tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đến ngày 30/9/2022, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 11,6 triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với cuối năm 2021. Dư nợ cho vay tiêu dùng đạt khoảng 2,42 triệu tỷ đồng tăng khoảng 16% so với cuối năm 2021, chiếm gần 21% dư nợ tín dụng nền kinh tế với 84 TCTD tham gia cho vay. Dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tiêu dùng đạt khoảng 145 nghìn tỷ, tăng hơn 20% so với cuối năm 2021, chiếm gần 6% dư nợ cho vay tiêu dùng của hệ thống và chiếm gần 1,3% dư nợ toàn nền kinh tế.

Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng, hợp pháp của người dân, góp phần cùng các cấp, các ngành đấu tranh, ngăn ngừa, hạn chế “tín dụng đen”, bà Tùng cho biết, thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng; Hoàn thiện hành lang pháp lý hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng; Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các TCTD phát triển mở rộng hoạt động tín dụng tiêu dùng lành mạnh; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý rủi ro đối với hoạt động tín dụng tiêu dùng đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động của các TCTD; Đẩy mạnh truyền thông về các cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng đến mọi tầng lớp nhân dân, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu về lợi ích tín dụng từ các kênh cung cấp tín dụng chính thức, góp phần chuyển tải vốn tín dụng ngân hàng đến người dân một cách hiệu quả nhất, cũng như giúp họ thấy được các hệ lụy, hậu quả của “tín dụng đen”.

Chia sẻ tại Hội thảo, Trung tá Đỗ Minh Phương – Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an cho biết, các đối tượng tín dụng đen có xu hướng chuyển đổi sang hoạt động trên môi trường không gian mạng, số tiền giao dịch lớn hơn rất nhiều so với các thủ đoạn phạm tội truyền thống, có sự tham gia của nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Vì vậy, trong thời gian tới, để tăng cường các biện pháp đẩy lùi “tín dụng đen”, theo Trung tá Đỗ Minh Phương, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm đã được phân công tại Chỉ thị số 12. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác chỉ đạo. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương với hình thức sinh động, đa dạng, dễ tiếp cận đến người dân. UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với NHNN và các bộ, ngành có liên quan kịp thời giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội trong và sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Cục Cảnh sát Hình sự tham mưu Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương siết chặt công tác quản lý nhà nước về an toàn trật tự có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Ths Trần Thị Thanh Bích - Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ cho rằng, thời gian qua, tín dụng tiêu dùng nói chung và kênh tài chính tiêu dùng của các công ty tài chính chính thức (được NHNN cấp phép) ngày càng mở rộng và hoạt động hiệu quả, được nhiều người dân là những người lao động thu nhập thấp, công nhân lao động, những người lao động tự do... đã đến vay vốn để phục vụ những mục đích chính đáng của mình. Bên cạnh đó, nhiều người dân vẫn còn lo lắng và chưa mạnh dạn đến vay vốn tại các công ty tài chính vì còn thiếu thông tin, còn e ngại vướng phải tín dụng đen. Chính vì vậy, để phục vụ những người dân yếu thế tiếp cận được nguồn vốn tín dụng tiêu dùng chính thức thì ngoài sự nỗ lực của cả hệ thống ngân hàng, của các công ty tài chính rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, các cơ quan đoàn thể, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và đặc biệt là sự phối hợp truyền thông có trách nhiệm của các cơ quan báo chí, truyền thông, tuyên truyền hướng dẫn và định hướng dư luận để người dân hiểu và yên tâm vay vốn từ những kênh tín dụng tiêu dùng chính thức, qua đó góp phần phòng tránh và đẩy lùi nạn tín dụng đen

Tại Hội thảo, dưới sự điều phối của TS. Nguyễn Quốc Hùng – Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận mở rộng nhằm giúp công luận hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa các công ty tài chính là các TCTD hoạt động theo các quy định pháp luật về ngân hàng với các loại hình công ty tài chính không phải là TCTD, các cửa hàng cầm đồ, các App cho vay, các cá nhân cho vay thông qua các hình thức hụi, họ… để người dân, đặc biệt là người yếu thế tin tưởng và yên tâm tìm tới những công ty tài chính được NHNN cấp phép vay vốn để phục vụ mục đích chính đáng của mình.

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho biết, các ý kiến đóng góp trong Hội thảo sẽ được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tập hợp làm cơ sở đề xuất lên Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành để từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy tín dụng tiêu dùng chính thức, hướng tới đẩy lùi tín dụng đen.

Hà My

Ảnh: MT

 

 

 

Xem thêm: 010235VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Góp phần phát triển các công ty tài chính tiêu dùng an toàn, lành mạnh và bền vững”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools