Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 - Ảnh: NHẬT LINH
Ngày 20-10, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Theo đó, phạm vi ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế với 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố.
Quy mô lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, khoảng 4.947km2 (diện tích cụ thể sẽ được xác định trong quá trình lập đồ án theo quyết định của cấp có thẩm quyền).
Mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của châu Á.
Về yêu cầu trọng tâm nghiên cứu quy hoạch, cần phân tích bối cảnh phát triển của Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ vùng Đông Nam Á, hành lang Đông - Tây; mối quan hệ với các đô thị lân cận.
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch vùng tỉnh Thừa Thiên Huế, quy hoạch chung TP Huế, các quy hoạch và dự án đầu tư để xác định những vấn đề tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong giai đoạn mới.
Quyết định này cũng yêu cầu tỉnh nghiên cứu các chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc hình thành và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị trực thuộc trung ương với các tiêu chí đặc thù.
Đồng thời cũng yêu cầu tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho khu vực dân cư hiện hữu (dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...). Xác định các khu vực cần bảo tồn xen lẫn trong khu vực đô thị; nhận diện và đề xuất giải pháp cho các không gian mang tính đặc trưng riêng của Huế như di sản Kinh thành Huế, không gian sông Hương; các di sản văn hóa, lịch sử; di sản đô thị (các khu vực phố cổ, thương cảng, thành cổ)...
TTO - Huế xứng đáng là thành phố di sản, nhưng khái niệm này chưa có trong Luật di sản văn hóa cũng như trong các quy định về đô thị ở Việt Nam.
Xem thêm: mth.6493925102012202-5602-ned-euh-neiht-auht-iht-od-gnuhc-hcaoh-yuq-uv-meihn-teyud-ehp/nv.ertiout