vĐồng tin tức tài chính 365

Bốc vác thuê nuôi ước mơ dạy học

2022-10-21 10:35
Bốc vác thuê nuôi ước mơ dạy học - Ảnh 1.

Hồ Văn Phương bốc đá thuê kiếm tiền vào đại học - Ảnh: Đ.TÂM

Từ trung tâm thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đi xe máy chừng 47km nữa sẽ tới thôn 2, xã Phước Thành. Địa danh này từng khiến không ít người rùng mình mỗi khi nhớ lại thời khắc kinh hoàng của đợt thiên tai làm chết hàng chục người hồi cuối năm 2020. Nhiều ngôi làng hầu như bị xóa sạch sau mỗi trận lũ quét qua nhưng không làm thui chột khao khát học hành của những học trò nghèo.

Biết là chắc sẽ nhiều thua thiệt nhưng mình sẽ cố gắng vượt lên tất cả, các bạn có điều kiện nỗ lực một, mình sẽ nỗ lực gấp ba, bốn lần.

HỒ VĂN PHƯƠNG

Đầu tuần đi học, cuối tuần bốc vác

Tờ mờ sáng, trên mép dòng suối dẫn qua thôn 1, xã Phước Thành có một chàng trai trong chiếc áo rằn ri tranh thủ những ngày còn nán lại ở quê vác đá, chất lên mép nước để làm căn nhà cho người thân. Bộ dạng khắc khổ, chàng trai ấy là Hồ Văn Phương, tân sinh viên khoa sư phạm lịch sử Trường ĐH Sư phạm (Đại học Huế). 

Cha mất năm Phương học lớp 7, một mình mẹ nuôi hai anh em. Mấy năm sau mẹ lấy chồng mới, cả nhà sống dựa vào hai đám ruộng nhưng chưa một ngày Phương vắng học.

Cô Đàm Thị Tâm - giáo viên văn Trường THPT Dân tộc nội trú huyện Phước Sơn - cho biết phần lớn học sinh vì nhà quá xa nên được giữ lại, ăn ở luôn trong trường, thỉnh thoảng mới về nhà. "Riêng Phương gần như chủ nhật nào cũng về nhà đi vác keo, bốc đá thuê để kiếm chút tiền ăn học. Nhìn em lam lũ, cực nhọc để theo đuổi học hành, chúng tôi xót xa và thương vô cùng" - cô Tâm nói.

Làng của Phương nằm chênh vênh bên dòng suối đã bị các trận lũ dữ về xé toác, nham nhở. Sau cơn cuồng nộ của thiên nhiên của trận lũ lịch sử cuối năm 2020, bờ suối lộ ra từng vỉa đá, bà con gạn đất, nhặt đá về chất thành tường rào để làm nhà ở.

Phải rất nhiều lần chúng tôi mới liên lạc được với Phương bởi lúc thì chàng trai này lẩn khuất trong rừng từ tờ mờ sáng tới tối mịt để kiếm cái ăn, lúc lại lầm lụi trong vách núi chẻ vỏ keo cho người buôn. Tranh thủ những ngày còn ở nhà, Phương hì hục từ sáng tới tối ra bờ suối đập đá tảng, chọn những viên đủ lớn để cõng về làm nhà cho bà.

Ngôi nhà của gia đình Phương có vách gỗ, mái tôn. Mùa đông, mưa từ sáng tới tối kèm những đợt gió rét buốt làm tím da thịt. Căn nhà được dựng lên từ khi ba còn sống. Năm 2017, ba qua đời sau thời gian dài chịu đựng căn bệnh viêm gan. Rồi mẹ lấy dượng, sinh thêm một đứa em. Vậy là tất cả năm người chen nhau trong khoảng không gian ít ỏi ấy.

Phương kể trước đây dù rất vất vả nhưng có đầy đủ cả ba lẫn mẹ nên trong nhà lúc nào cũng vui vẻ. Từ khi ba mất, mọi thứ với em như sụp đổ. Cậu tính bỏ học, ra thành phố kiếm việc gì đó làm thêm phụ mẹ nuôi em nhưng thầy cô giáo và nhiều người vì tiếc sức học của Phương nên tìm cách giúp đỡ để bạn tiếp tục học qua lớp 12.

Giấc mơ thoát khỏi buôn làng

Nhiều thầy cô ở ngôi trường dành cho học sinh dân tộc nội trú ấy kể gần như suốt ba năm học cấp III, Phương không có thêm một bộ quần áo mới nào. Đem câu chuyện này hỏi chàng trai Giẻ Triêng, câu trả lời nhận được cũng khá bất ngờ. Đấy là những bộ quần áo đi học bạn được thầy cô và một số nhà hảo tâm mua cho mấy bộ vào năm lớp 10. Và từ đó đến nay bạn không phải mua thêm bộ nào. 

"Em thấy như vậy là vừa đủ, em phấn đấu học hành thật tốt, đậu đại học để thoát khỏi cảnh nghèo khó hiện tại thôi" - Phương cười.

Cô Đàm Thị Tâm cho biết mỗi lần muốn liên lạc với Phương, các thầy cô đều rất vất vả vì làng nơi Phương ở nằm trong khu vực sóng yếu. Sau ngày thi tốt nghiệp Phương tranh thủ thời gian từ sáng tới tối mịt để đi làm thuê. Vất vả mưu sinh, cậu nhìn già hơn tuổi của mình. Phương giờ là lao động chính trong nhà, mẹ lại mới sinh thêm em bé mới 4 tháng, các công việc gia đình Phương cáng đáng phần nhiều.

Biết khoản lộ phí ra thành phố đi học sắp tới là tiền triệu, Phương lúc quần quật ở rẫy keo, khi miệt mài trong rừng sâu chắt chiu từng đồng. Mỗi ngày đi bốc keo, người ta trả công 300.000 đồng. Khoản tiền đó giúp Phương phụ mẹ mua thức ăn, bánh sữa cho em nhỏ, cũng để dành được một chút.

"Khoản mình để dành, cộng với anh em họ hàng cũng hứa góp mỗi người một ít để em đi học. Ra thành phố em sẽ tìm việc làm thêm trang trải việc học, mơ ước lớn nhất của em là đi ra khỏi buôn làng, trở thành thầy giáo hoặc làm trong cơ quan nhà nước trong tương lai" - Phương tâm sự.

Cô Đàm Thị Tâm nói trong rất nhiều học sinh mà cô biết, Phương để lại ấn tượng đặc biệt vì là cậu học trò rất hiền lành, chất phác. Biết bao khó khăn, một mình bươn chải là thế nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, Phương nằm trong nhóm đạt điểm cao nhất trường khiến thầy cô và bè bạn ngỡ ngàng.

Chàng học trò nghèo ấy chọn học sư phạm lịch sử để nuôi ước mơ trở thành thầy giáo Giẻ Triêng nay mai. "Với học sinh vùng cao, đạt mức điểm đủ vào đại học đã là kỳ tích nhưng Phương đạt 26,25 điểm là minh chứng của sự chịu khó tới sắt đá" - cô Tâm nói.

Cô bé vừa đi học, vừa quét chợ quê thành sinh viên đại họcCô bé vừa đi học, vừa quét chợ quê thành sinh viên đại học

TTO - "Tụi tui toàn cho thêm để mẹ con bả có cái ăn. Thương nữa là mẹ khờ nhưng cả hai đứa con gái đứa nào cũng ngoan, học giỏi" - một chủ quầy rau nói như vậy khi được hỏi về mẹ con bà Liên.

Xem thêm: mth.88155358012012202-coh-yad-om-cou-ioun-euht-cav-cob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bốc vác thuê nuôi ước mơ dạy học”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools