Nấu bánh tét ngày Tết - Ảnh: TỰ TRUNG
Tết cổ truyền ở Nam Bộ khó hình dung nếu thiếu bánh tét. Không khí Tết đi cùng sự chuẩn bị lá chuối, củi, bếp, phân công "trực" nấu bánh, rồi gói bánh, trưng lên ban thờ, thưởng thức trong ngày Tết và "xử lý" chiên bánh để ăn dần nếu qua Tết vẫn còn.
Ở thôn quê, mọi việc thủ công hết thảy để có đòn bánh: ra vườn nhà hay hàng xóm lấy lá chuối, lau sạch; ngâm nếp, kiếm củi, dựng lò...
Lui cui thấm mồ hôi nhưng vui cứ như ăn Tết trước mọi người. Bánh tét có nhiều cỡ, đòn lớn có khi cân ký nặng trĩu, đòn nhỏ chất đầy đĩa phải số nhiều.
Có bánh tét nhân thịt, nhân chuối, nhân đậu... Bánh tét nước tro nếp chín vàng trông đẹp mắt, ăn ngon lắm. Ban thờ ngày Tết nhất thiết có những đòn bánh tét bên cạnh dưa hấu, ngũ quả, trà rượu, mứt...
Hình ảnh những đòn bánh tét trong nghi ngút khói hương thiệt ấm cúng, khơi gợi những ngày xưa của gia tộc, gia đình, làng mạc... Bánh tét "đi" cùng người mở cõi phương Nam.
Nhiều nhà không đủ điều kiện thủ công gói bánh tét thì phải mua. Có những hộ chuyên nấu bánh tét bánh quanh năm và tăng tốc khẩn trương vào dịp Tết.
Thú vị là khi nhiều thực phẩm bánh trái được sản xuất kiểu công nghiệp qua lò nướng và quy trình tự động thì bánh tét vẫn y cũ muôn thuở dù ở chợ hay quê. Vẫn bếp, vẫn lá chuối, ngâm nếp và...
Bánh tét ngon, chứa đủ thành phần cơ bản cung cấp dinh dưỡng: ngũ cốc, thịt mỡ, đậu. Bánh để được nhiều ngày, dễ cất giữ ngay trong ba lô để đi xa, đòn lớn ăn từng khoanh nhỏ có thể để dành tiện lợi.
Bánh tét ăn "độc vị" đã ngon miệng, cắt trưng trên mâm cùng kiệu chua chua, mắm tôm ăn càng "bắc" (ngon).
Ở miệt Trà Vinh, mạn Tiểu Cần có nấu bánh tét đòn lớn bên trong có cả trứng muối, tôm khô và thịt, tuyệt ngon. Dân sành nhậu mua một đòn cắt ra đã đủ thức cho bữa tiệc nho nhỏ vui vầy.
Cũng giống như bánh chưng bánh giầy ở Bắc Bộ, bánh tét là quốc hồn quốc túy ở phương Nam, các cô chị ở quê xem thủ đắt kỹ thuật gói bánh tét là bắt buộc trong nữ công gia chánh.
Ngày Tết có thể gia giảm thiếu nhiều thứ, trừ bánh tét - đấy là "nguyên tắc" trong văn hóa Tết ở Nam Bộ Việt Nam.
Báo Tuổi Trẻ tổ chức thi viết "Món Tết quê nhà"
Cuộc thi là nơi chia sẻ những bí quyết về các món ăn truyền thống ngày Tết có nguy cơ mai một mà bạn đã có cơ hội được bà, được mẹ chỉ dạy cách chế biến và thưởng thức cùng gia đình.
Cũng là cơ hội cho những người con xa quê được dịp chia sẻ những cảm xúc về ngày Tết, câu chuyện đón Tết năm nay như thế nào? Những ký ức ấm áp sum họp? Mâm Tết xa quê của bạn ra sao?
Bạn đọc có thể viết về ẩm thực với những câu chuyện thú vị quanh mâm cơm Tết, những món ăn tình thân sum họp gia đình, những món ăn "bắt buộc" phải có trong mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền, những món ăn đặc trưng, cũng như tâm tư về ngày Tết quê mình qua ẩm thực.
Các bài dự thi sẽ được lựa chọn để đăng trên diễn đàn, chấm nhuận bút, xét giải và trao thưởng.
● Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 15-12-2022. Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi về email montetquenha@tuoitre.com.vn.
Tác giả ghi địa chỉ, số điện thoại, email, số tài khoản để ban tổ chức liên lạc.
Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi nào và chưa từng đăng tải trên tất cả các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
● Giải thưởng:
- Giải nhất: 10 triệu đồng + quà tặng báo Tuổi Trẻ;
- Giải nhì: 7 triệu đồng + quà tặng báo Tuổi Trẻ;
- Giải ba: 5 triệu đồng + quà tặng báo Tuổi Trẻ;
- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng/giải + quà tặng báo Tuổi Trẻ.
Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 25-12-2022, tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão 2023.
TTO - Trà sen, bánh bò, bún mắm, bánh tét… những sản vật đặc trưng của thủ phủ sen hồng Đồng Tháp đã có mặt tại Hà Nội trong lễ hội Trung thu năm 2022.
Xem thêm: mth.64361010112012202-man-gnouhp-ioc-om-iougn-gnuc-id-tet-hnab/nv.ertiout