vĐồng tin tức tài chính 365

 “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền

2022-10-22 11:49

Việt Nam hiện sản xuất được 70% nguồn cung xăng dầu trong nước thông qua hai nhà máy lọc dầu, phần còn lại nhập khẩu.

Trong chuỗi cung ứng đưa xăng tới người dân, 34 doanh nghiệp đầu mối có chức năng nhập hàng đầu nguồn (từ nhà máy lọc dầu trong nước hoặc nhập từ nước ngoài). Tiếp đến là 500 thương nhân phân phối, những người mua lại từ các đầu mối và bán buôn cho các đại lý và sau cùng là 17.000 cửa hàng xăng dầu trên khắp cả nước.

Tuy nhiên, hai tuần qua, hệ thống phân phối với hàng chục nghìn điểm chạm này bộc lộ nhiều vấn đề. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại Tp.HCM mà còn lan ra các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước hay khu vực Tây Nguyên, như Đắk Lắk..., thậm chí cả khu vực phía Bắc, mà chủ yếu là Hà Nội.

Nội dung này đã được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm rõ tại các cuộc họp với lãnh đạo với các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu những ngày qua. Song, tại cuộc họp tổ của Quốc hội bàn về các vấn đề kinh tế - xã hội sáng nay (22/10), một lần nữa Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có những trả lời cho các ĐBQH.

Kinh tế vĩ mô -  “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền

Hai tuần qua, các cửa hàng xăng dầu tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam luôn trong tình trạng hết hàng (Ảnh: Hữu Thắng).

Nguồn cung chưa bao giờ thiếu

Người đứng đầu ngành Công Thương khẳng định: “Về nguồn cung, như tôi đã báo cáo vài lần là chúng ta chưa bao giờ thiếu. Thời điểm này khi dư luận nói thiếu nguồn cung trong nước là hoàn toàn không chính xác”.

Ông Diên dẫn các số liệu để chứng minh và cho biết, đến thời điểm cuối quý III, hàng dự trữ thương mại xăng dầu là 2,55 triệu m3, trong khi đó, năng lực sản xuất của hai nhà máy lọc hoá dầu Bình Sơn và Nghi Sơn trong tháng 10 bảo đảm được 80% nguồn cung trong nước.

Trung bình mỗi tháng, nguồn cung trong nước là 1,7 triệu m3 – tương đương với mức 1,36 triệu m3 cung ra từ hai nhà máy lọc dầu trong nước, cộng hai nguồn cung này sẽ có khoảng 2,5 – 2,6 triệu m3. Bên cạnh đó, theo kế hoạch phân giao, 34 doanh nghiệp đầu khối phải nhập trong tháng 10/2022 là 500.000 m3. Tổng chung có khoảng 3 triệu m3 xăng dầu.

Với lượng dự trữ như trên, ông Diên khẳng định hoàn toàn đáp ứng nguồn cung trong nước tới gần hết tháng 11. "Nguồn cung không thiếu, nhưng doanh nghiệp phải mua giá cao, nhập giá cao kỳ trước, bán trong kỳ với giá thấp thì lỗ, mà đã lỗ thì ai dám làm", ông nhìn nhận.

Kinh tế vĩ mô -  “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền (Hình 2).

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại phiên họp tổ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho biết hàng loạt chi phí đã lỗi thời, từ lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng; chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về các kho bãi… đều bất cập, lạc hậu. Chi phí bảo quản xăng dầu từ năm 2013 chỉ có 30 đồng/lít nhưng hiện đã tăng lên 800 đồng/lít.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, nguồn cung xăng dầu không thiếu nhưng nguồn hàng bán ra thị trường đến tay người tiêu dụng lại gặp vấn đề. Như Bộ trưởng đặt câu hỏi: “Vậy tại sao có chuyện nói là bảo đảm cung ứng xăng dầu mà lại có chuyện đứt gãy, nhiều cửa hàng đóng cửa?”.

Với câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra loạt nguyên nhân, trong đó có lý do doanh nghiệp phải mua với giá cao mà bán trong kỳ với giá thấp, mức chiết khấu bằng 0, khiến doanh nghiệp không mặn mà kinh doanh, bởi “nếu biết kinh doanh thua lỗ thì không ai muốn làm”.

Vì sao cửa hàng chỉ đóng cửa ở phía Nam?

Trong các phản ánh về thiếu hụt xăng dầu tại các địa phương, tình trạng thiếu hụt chủ yếu diễn ra tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước…  Bộ trưởng cũng đặt vấn đề: “Tại sao không xảy ra việc đóng cửa cửa hàng xăng dầu trên phạm vi cả nước, mà chỉ tập trung ở Tp.HCM, miền Tây?”

Lý giải về nguyên nhân này, Bộ trưởng Diên nhắc lại vấn đề khu vực phía Nam trước đây luôn có một lượng lớn đáng kể hàng xăng dầu trôi nổi, bao gồm cả xăng dầu lậu, xăng dầu giả. Tháng 8 vừa qua bắt được vụ sản xuất, buôn xăng dầu lậu hàng trăm triệu lít. Có lượng xăng trôi nổi như vậy, người kinh doanh không quan tâm tới chi phí định mức, chiết khấu cũng như không quan tâm chuyện mua hàng của đầu mối một cách ổn định

"Hiện chúng tôi đang siết chặt xăng dầu lậu, chỉ còn xăng dầu chính thống nhưng nguồn cung thế giới thiếu, giá biến động nên khó khăn, chiết khấu thấp. Đang kiếm được nhiều tiền, giờ ít hơn, thậm chí lỗ thì không ai làm", ông lý giải.

Ngoài ra, ông Diên cho rằng "cơn lốc" chứng khoán, bất động sản thời gian qua có tác động nhất định. Thông thường, những doanh nghiệp làm xăng dầu đều có tham gia bất động sản, chứng khoán nên nguồn tiền bị vơi đi. Đến kỳ nhập hàng, bối cảnh nhập cao, bán thấp thì họ không có nguồn tiền nhập.

Về tín dụng, Bộ trưởng Công Thương cho biết doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối hay đại lý khi kinh doanh lĩnh vực này đều được ngân hàng mở một hạn mức để vay.

"Hạn mức này quy định từ trước khi giá xăng dầu trước chỉ 50-60 USD/thùng, nhưng giá hiện giờ tăng 2 lần, nhưng hạn mức tín dụng có hạn nên những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, không làm ngoài ngành cũng không có tiền để nhập hàng", ông nói.

Kinh tế vĩ mô -  “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền (Hình 3).

Bộ trưởng Công Thương khẳng định nguồn cung xăng dầu trong nước không thiếu (Ảnh: Hữu Thắng).

Ngoài ra, ông cũng cho biết thông thường trước đây các doanh nghiệp trong hệ thống kinh doanh khu vực này có nhiều nguồn, cùng lúc ký với nhiều doanh nghiệp đầu mối nhưng ký rồi lại không nhập, không mua trong thời gian dài nên doanh nghiệp đầu mối có quyền từ chối.

"Doanh nghiệp đầu mối như Petrolimex không thiếu hàng, nhưng họ phải đảm bảo trong hệ thống và cho thương nhân phân phối mua, có hợp đồng thường xuyên. Doanh nghiệp nào sai thì sẽ kiên quyết xử lý, xử lý theo luật. Nghị định 95 sửa đổi về kinh doanh xăng dầu đã có hiệu lực, nhưng vừa qua đã bộc lộ nhiều khuyến khuyết, và sẽ nghiên cứu sửa đổi", ông nói.

Theo ông Diên, nếu rút giấy phép thương nhân phân phối, đồng nghĩa sẽ chặt đứt nguồn cung cửa hàng bán lẻ, đại lý. Do đó, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ làm theo hướng, vi phạm thì lần một phạt tiền; lần 2 phạt tiền cao hơn và lần 3 thu hồi giấy phép.

Trách nhiệm không chỉ Bộ Công Thương

Bộ Công Thương là cơ quan được giao nhiệm vụ bảo đảm nguồn cung – tức là nguồn cung xăng dầu ra thị trường và quản lý hệ thống phân phối từ doanh nghiệp đầu mối cho tới thương nhân phân phối.

Bộ trưởng Diên nói rằng, trong quản lý mặt hàng xăng dầu, dư luận luôn đặt ra vấn đề trách nhiệm thuộc về ngành Công Thương. “Tôi thừa nhận trách nhiệm này”, Bộ trưởng nói.

Song, tư lệnh của ngành Công Thương cũng cho hay, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ngoài Bộ Công Thương, hiện có 6 Bộ ngành cùng quản lý.

"Thuế, chi phí định mức, chi phí kinh doanh xăng dầu... trong giá xăng dầu là Bộ Tài chính; Bộ Giao thông Vận tải đảm bảo lưu thông mặt hàng này; quản lý chất lượng xăng dầu là Bộ Khoa học và Công nghệ; quản lý môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Quốc phòng và các địa phương cũng được giao trách nhiệm này", ông Diên nói.

Ông chỉ ra, trong hệ thống kinh doanh xăng dầu có 4 tầng lớp: Doanh nghiệp nhập khẩu (tức doanh nghiệp đầu mối) – Thương nhân phân phối (doanh nghiệp nhận hàng từ đầu mối/ từ các nhà máy sản xuất trong nước) – Tổng Đại lý/ Đại lý – Cửa hàng bán lẻ.

Với cấp Tổng Đại lý/ Đại lý và cửa hàng bán lẻ, theo Bộ trưởng hiện có khoảng 17.000 cửa hàng.

“Đây là hệ thống do chính quyền các tỉnh thành phố cấp phép và quản lý trực tiếp. Cho nên, trong việc phân phối thì ngoài việc quản lý kiểm soát, điều tiết doanh nghiệp đầu mối thì rất cần các địa phương vào cuộc kiểm soát và quản lý, xử lý đối với hai cấp độ này. Có như vậy mới đồng bộ, hiệu quả”, ông Diên nhấn mạnh.

Xem thêm: lmth.141675a-neit-iov-uad-gnax-peihgn-hnaod-mal-sdb-naohk-gnuhc-col-noc/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ “Cơn lốc” chứng khoán, BĐS làm doanh nghiệp xăng dầu vơi tiền”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools