vĐồng tin tức tài chính 365

Hà Nội: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoạt động xe buýt tăng trưởng

2022-10-25 03:28

Xe buýt Hà Nội "ì ạch" tăng trưởng trở lại sau Covid-19

Thông tin với báo Giao Thông, ông Thái Hồ Phương, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Tp.Hà Nội (Tramoc) cho biết: Tính đến hết tháng 9/2022, mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn thành phố gồm 154 tuyến. Trong đó, có 132 tuyến buýt trợ giá; 8 tuyến buýt không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 2 tuyến City tour. Xe buýt hiện đã có mặt tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội. 510/579 xã, phường thị trấn có xe buýt (đạt 88,1%).

Trong 9 tháng của năm 2022, sản lượng vận chuyển hành khách bằng xe buýt của Thủ đô đạt 212,7 triệu lượt hành khách (tăng 25,1% so với thực hiện cùng kỳ năm 2021).

Lượng khách đi xe buýt bắt đầu có dấu hiệu phục hồi từ đầu quý II/2022, ông Phương nói và cho biết thêm, quý II năm nay đã tăng 124,1% so với quý I, quý III cũng đang tiếp đà tăng trưởng.

Phía Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cũng khẳng định, sau khi các hoạt động kinh tế, xã hội dần được khôi phục trở lại từ tháng 4, sản lượng hành khách mới có dấu hiệu hồi phục.

Tuy nhiên, lãnh đạo Transerco cho biết thêm, hoạt động xe buýt tại Hà Nội nói chung và đơn vị nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng dịch bệnh làm thay đổi cơ bản thói quen, nhu cầu đi lại của hành khách… dẫn đến sản lượng hành khách sụt giảm nghiêm trọng, trong quý II, III đang có phục hồi nhưng chậm.

Cụ thể, về doanh thu qua bán vé, Transerco cho biết, vé tháng mới đạt khoảng 50% so với chỉ tiêu đấu thầu - đặt hàng; tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên, phát sinh ở nhiều khu vực dẫn đến thời gian chuyến xe bị kéo dài, ảnh hưởng đến biểu đồ vận hành, thời gian đi lại của hành khách; chia sẻ doanh thu, sản lượng hành khách với tuyến đường sắt 2A và 14 tuyến mở mới có lộ trình cơ bản trong nội đô và trùng lặp các tuyến hiện có; hạ tầng một số điểm dừng đỗ bị hư hỏng, bị mất gây bất tiện cho hành khách; thiếu hụt nguồn cung lao động công nhân lái xe, nhân viên phục vụ, thợ kỹ thuật…

Về sản lượng hành khách, trong 9 tháng đầu năm, sản lượng km Transerco vận chuyển ước đạt khoảng 76,5%; sản lượng hành khách vé lượt ước đạt 49% so với đặt hàng, đấu thầu; tăng hơn 60% so với thực hiện cùng kỳ. Doanh thu sau phân bổ ước đạt 43,8% so với chỉ tiêu đấu thầu – đặt hàng.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để hút khách

Theo Tramoc, nhằm thu hút người dân sử dụng xe buýt, trong 9 tháng qua, thành phố đã mở mới và đưa vào hoạt động 11 tuyến buýt, trong đó có 5 tuyến kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông và 6 tuyến xe buýt điện, nâng tổng số tuyến xe buýt điện của toàn mạng lên 9 tuyến; điều chỉnh tạm thời lộ trình đối với 35 tuyến buýt theo tổ chức giao thông chung của thành phố.

Đồng thời, điều chỉnh hợp lý hóa lộ trình, mở rộng vùng phục vụ của xe buýt đối với 8 tuyến buýt; điều chỉnh thời gian biểu chạy xe đối với 14 tuyến buýt để phù hợp với điều kiện vận hành và nhu cầu đi lại của người dân…

Công tác đầu tư cải tạo hạ tầng phục vụ xe buýt cũng được quan tâm. Tính đến hết tháng 9/2022, hệ thống hạ tầng xe buýt trên địa bàn thành phố bao gồm 4.396 điểm dừng, 351 nhà chờ, 5 điểm trung chuyển, 120 điểm đầu cuối và 12,9km đường dành riêng cho xe buýt đã góp phần cải thiện chất lượng phục vụ của mạng lưới, bảo đảm an toàn cho phương tiện và hành khách.

Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh, đơn vị vận hành hàng chục tuyến buýt trên địa bàn TP khẳng định, để thu hút hành khách sử dụng xe buýt, đơn vị sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng tính năng thiết bị công nghệ (GSHT, camera, bộ đàm) phục vụ công tác điều hành, kiểm soát chất lượng dịch vụ, hỗ trợ hành khách; Khảo sát đề xuất điều chỉnh nhằm hợp lý hóa lộ trình tuyến, tăng tính kết nối, mở rộng vùng phục vụ tạo điều kiện thuận tiện tiếp cận xe buýt. Đồng thời, tiếp nhận, giải đáp và xử lý kịp thời các phản ánh, góp ý của khách hàng về chất lượng dịch vụ để có các cải tiến phù hợp. Cùng với đó, công ty sẽ tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Áp dụng hình thức khen thưởng các lao động hoàn thành tốt các chỉ tiêu doanh thu cao, không để khách hàng phản ánh, được khách hàng khen ngợi...

Trong khi đó, ông Nguyễn Thủy, Phó Tổng giám đốc Transerco cho hay: Sau một thời gian dài hoạt động xe buýt phải tạm dừng và giảm tần suất dịch vụ do dịch bệnh dẫn tới thu nhập giảm, tâm lý và ý thức của một số người lao động trực tiếp bị xáo trộn, cùng với các khó khăn trong công tác vận hành nên chất lượng dịch vụ xe buýt cũng bị ảnh hưởng.

Nhận thức được vấn đề này, ngay từ quý II, Transerco đã đặc biệt quan tâm đến các chương trình đào tạo, tập huấn, chấn chỉnh chất lượng phục vụ và tổ chức các đợt đào tạo tập trung chuyên đề về ý thức vận hành của công nhân lái xe, nhân viên bán vé , ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, dừng đỗ và đặc biệt là chăm sóc khách hàng nhằm từng bước cải thiện chất lượng phục vụ.

Kết quả 8 tháng đầu năm đã tổ chức được gần 350 khóa đào tạo cho hơn 6.409 lượt lao động. “Giải pháp này được chúng tôi xác định là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục.

Thời gian tới Tổng công ty sẽ tiếp tục tập trung triển khai nhiều khóa đào tạo chuyên đề sâu hơn, đặc biệt là các nội dung khách hàng quan tâm, phản ánh về chất lượng dịch vụ xe buýt”, ông Thủy cho hay.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Vận tải Hà Nội cũng đã đề xuất liên ngành và Thành phố xem xét điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu xe buýt năm 2022 cho phù hợp với tình hình thực tế do nguyên nhân khách quan và phê duyệt đơn giá cho tuyến xe buýt nhanh BRT01 làm cơ sở thanh quyết toán chi phí hoạt động phù hợp với thực tế nhằm bảo toàn vốn nhà nước.

Các tuyến buýt sân bay tiếp tục tăng chuyến lượt, nâng cao hiệu suất khai thác, tuy nhiên sản lượng khách chưa đạt được 60% so với thời điểm trước dịch. Trong quý 3, tuyến 86 đạt tỷ lệ khách bình quân là 15 khách/lượt, trung bình 9 tháng đạt tỷ lệ 12,4 khách/lượt. Tuyến 68 trung bình chín tháng đạt 9,8 khách/lượt, cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 (9,4 khách/lượt).

Do thiếu hụt nguồn khách nước ngoài, tuyến buýt Citytour đã phải giảm giá vé để thu hút khách trong nước, sản lượng hành khách đạt gần 57.000 lượt, cao hơn cùng kỳ năm 2019 với số chuyến lượt chỉ bằng 44%.

Trước bối cảnh đó, Transerco đã triển khai các nhóm giải pháp như đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước và triển khai điều chỉnh lộ trình, hợp lý hóa biểu đồ xe buýt chạy; phối hợp khắc phục. Xử lý 17 điểm dừng đỗ xe buýt bị mất, hư hỏng, mất an toàn giao thông; đề xuất chỉ đạo khắc phục 76 điểm dừng đỗ để tạo thuận tiện cho hành khách.

Đưa vào hoạt động 15 xe buýt mới thay thế cho các xe đã hoạt động 10 năm và trong quý III/2022 tiếp tục triển khai đầu tư 24 xe buýt mới thay thế cho các xe cũ theo yêu cầu của hợp đồng thầu.

Tính đến nay hoạt động xe buýt của Tổng công ty cơ bản ổn định, chất lượng dịch vụ được kiểm soát. Sản lượng hành khách sử dụng xe buýt có sự phục hồi so với giai đoạn trước dịch, đặc biệt là sau khi học sinh - sinh viên trở lại trường học.

Minh Hoa (t/h)

Xem thêm: lmth.924675a-gnourt-gnat-tyub-ex-gnod-taoh-ed-pahp-iaig-ueihn-ob-gnod-iahk-neirt/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hà Nội: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hoạt động xe buýt tăng trưởng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools