vĐồng tin tức tài chính 365

“Thực chất giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn nhiều so với báo cáo”

2022-10-26 12:45

Giải ngân vốn đầu tư công luôn là điểm nội dung trọng tâm trên diễn đàn Quốc hội, cả về tiến độ và kết quả thực tiễn.

Tại kỳ họp đang diễn ra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội vừa hoàn thành báo cáo kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2022 và đầu tư công theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, 2022.

"Vênh" số liệu

Về tình hình giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, báo cáo dẫn số liệu vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 thanh toán đến 31/01/2022 là 437.963,18 tỷ đồng, đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 91,7% kế hoạch Quốc hội quyết định.

Số vốn chưa giải ngân trong năm: số vốn năm 2021 còn lại đến ngày 31/01/2022 chưa giải ngân là 23.336,82 tỷ đồng, chiếm 5,06% kế hoạch.

Nhưng qua giám sát, Thường trực UBTCNS nhận thấy, theo báo cáo của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số vốn NSNN năm 2021 thanh toán đến 31/01/2022 là 437.963,18 tỷ đồng, đạt 94,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Nếu so với kế hoạch năm 2021 (bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao 461,3 nghìn tỷ đồng và kế hoạch địa phương giao tăng thêm 79,34 nghìn tỷ đồng, tổng cộng là 540,64 nghìn tỷ đồng), thì giải ngân đạt 79,75%; tính cả 57,62 nghìn tỷ đồng giải ngân thuộc kế hoạch vốn năm 2020 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2021 (80,16 nghìn tỷ đồng), thì giải ngân đạt 78,74% tổng số kế hoạch được thực hiện trong năm 2021.

"Như vậy về thực chất kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 thấp hơn nhiều so với số báo cáo (94,94%), với 21 bộ và 05 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 70% kế hoạch, trong đó có 05 bộ có tỷ lệ giải ngân dưới 20% kế hoạch.

Nhiều dự án có tiến độ giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn (báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy có 157 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương (NSTW) trong nước, 32 dự án sử dụng vốn ODA giải ngân trong năm 2021 dưới 30% kế hoạch được giao).

Vốn nước ngoài của NSTW của cả nước cũng như của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương đều có tiến độ giải ngân rất thấp (TP.HCM giải ngân vốn nước ngoài là 31,18%; TP.Hà Nội 28,57%; TP.Cần Thơ 28,67%...)", cơ quan thẩm tra nêu rõ.

Giải ngân vốn nhiều dự án quan trọng quốc gia chậm

Với năm 2022, cơ quan của Quốc hội nhấn mạnh tiến độ giải ngân vốn các dự án quan trọng quốc gia chậm.

Trong đó, Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đến nay mới giải ngân được 79,5% tổng kế hoạch được giao; Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành giải ngân được 72,83% kế hoạch đã giao. Đây là những dự án chuyển tiếp, được ưu tiên bố trí vốn để sớm hoàn thành, phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội.

Cơ quan thẩm tra cho biết, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, công tác giải phóng mặt bằng ở các dự án trọng điểm còn chậm, kéo dài, không có nhiều chuyển biến, như: dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 1) công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định, di dời hạ tầng kỹ thuật đều không đáp ứng tiến độ yêu cầu; Dự án đường sắt quan trọng, cấp bách (04 dự án) qua 18 tỉnh, còn tới 08 tỉnh mới bàn giao được một phần mặt bằng, 07 tỉnh đang hoàn chỉnh hồ sơ, phê duyệt phương án bồi thường GPMB.

Đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch do địa phương cập nhật đơn giá mới làm tăng kinh phía GPMB so với TMĐT đã phê duyệt; Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên mới chỉ bàn giao 23,6% mặt bằng… Những vướng mắc này ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện triển khai dự án.

Thường trực Ủy ban TCNS cho rằng, Chính phủ cần tập trung giải quyết các vướng mắc cụ thể để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước; đồng thời tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các dự án mới, bảo đảm thực hiện theo tiến độ, kế hoạch đề ra, đạt mục tiêu của dự án.

Chi tiết hơn, cơ quan thẩm tra nêu rõ, Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020: Theo báo cáo của Chính phủ, lũy kế số vốn NSNN giải ngân đến ngày 07/9/2022 là 39.712,4 tỷ đồng, đạt 79,5% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2022 là 7.909,5 tỷ đồng, đạt 45,3% kế hoạch năm 2022 được giao. Số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao kế hoạch năm cho Dự án là 28.491,309 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025: Tổng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 47.168,587 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết KHĐTCTH và kế hoạch năm 2022 (8.591,8 tỷ đồng) cho từng dự án thành phần; số giải ngân đến đến ngày 07/9/2022 là 203,717 tỷ đồng, đạt 2,4% kế hoạch. Dự án được bố trí vốn Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn NSTW của Chương trình cho dự án là 72.476 tỷ đồng.

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành: (1) Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành: đến ngày 16/9/2022, đã giải ngân 16.644,995 tỷ đồng, đạt 72,83% kế hoạch đã giao; Tổng số vốn còn lại chưa giải ngân là 6.211,005 tỷ đồng. (2) Dự án Cảng hàng không: sơ bộ tổng mức đầu tư 109.111 tỷ đồng, Công tác xây lắp khu vực cảng hàng không được chia làm 4 dự án thành phần, Bộ GTVT đang triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư.

2,87 triệu tỷ đồng đang được sử dụng ra sao?

Theo báo cáo, ngày 28/7/2021 Quốc hội thông qua Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng mức vốn kế hoạch là 2.870.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn NSTW là 1.500.000 tỷ đồng (vốn trong nước là 1.200.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 300.000 tỷ đồng); vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) là 1.370.000 tỷ đồng.

Số vốn KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 được phép phân bổ là 2.720.000 tỷ đồng, bao gồm: vốn NSTW là 1.350.000 tỷ đồng (150.000 tỷ đồng nguồn dự phòng 10% kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW chưa được phép phân bổ); vốn ngân sách địa phương là 1.370.000 tỷ đồng.

Đến tháng 10/2022, thực hiện Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 ngày 22/5/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương (bao gồm cả 03 Chương trình mục tiêu quốc gia) là 2.421.248 tỷ đồng, đạt 89% số được phân bổ (2.720.000 tỷ đồng) gồm: vốn NSTW 1.188.248,363 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.233.000 tỷ đồng. Số vốn còn lại chưa phân bổ, giao cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương cần phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao là 298.751,637 tỷ đồng, (gồm 161.751,637 tỷ đồng vốn NSTW và 137.000 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương).

Theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 31/7/2022 và Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 5/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trước tháng 11 năm 2022. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định trong tháng 12/2022.

Xem thêm: mth.43270830162012202-oac-oab-iov-os-ueihn-noh-paht-gnoc-ut-uad-nov-nagn-iaig-tahc-cuht/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

““Thực chất giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn nhiều so với báo cáo””0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools