vĐồng tin tức tài chính 365

Kiến nghị sàng lọc nhà đầu tư vào TPHCM

2022-10-27 16:11
hội nghị 30 năm xây dựng và phát triển các Khu chế xuất (KCX), Khu công nghiệp (KCN) TP.HCM tổ chức sáng 27/10
Hội nghị 30 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM tổ chức sáng 27/10 tại TPHCM

Theo ông Hứa Quốc Hưng, hiện TPHCM có 3 KCX và 14 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích 3.811,71 ha, đạt 64% diện tích quy hoạch của 23 KCX, KCN thành phố (TP), tỷ lệ lấp đầy đạt 77%. 

Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng là yếu tố góp phần quyết định cho sự phát triển các KCX, KCN của TPHCM. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư vào KCX, KCN chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo chiều sâu; chưa thu hút được nhiều dự án có quy mô vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao và có tính chất lan tỏa. Đa số các dự án có quy mô vốn nhỏ. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Liên kết, hợp tác trong KCX, KCN, giữa các KCX, KCN với nhau và giữa KCX, KCN với khu vực bên ngoài còn hạn chế, mức độ nội địa hóa còn thấp. Thiếu các KCN chuyên ngành, chuyên môn hóa.

Ngoài ra, hạ tầng phục vụ KCN còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu của hơn 71% lao động nhập cư từ các tỉnh. Hệ thống giao thông kết nối đến KCX, KCN mặc dù có cải thiện nhưng chưa được quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ với sự phát triển của KCX, KCN. “Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư, mô hình quản lý theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” còn nhiều bất cập, quy định về KCX, KCN chỉ chịu sự điều chỉnh ở cấp Nghị định, chưa được thể chế hóa ở cấp Luật. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý KCN chưa được phân cấp đầy đủ...”, ông Hưng cho hay.

Để thay đổi, ông Hứa Quốc Hưng kiến nghị cần xây dựng tiêu chí sàng lọc, lựa chọn dự án đầu tư vào các KCX, KCN phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của TP. Xây dựng cơ chế, chính sách và lộ trình chuyển đổi KCN hiện hữu sang KCN sinh thái, KCN công nghệ cao thông qua đổi mới công nghệ. Đồng thời, chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư; hoàn thiện mô hình cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Ban quản lý các KCX, KCN TP cần tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch, xây dựng mô hình KCN mới, phát triển một số KCN chuyên ngành. Quy hoạch KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu đô thị, nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp và người lao động.

Bên cạnh đó, cần rà soát quy hoạch các KCX, KCN, đề xuất điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với định hướng phát triển của từng khu. Đưa ra khỏi quy hoạch các KCN không khả thi, rà soát các quỹ đất có thể phát triển KCN để tích hợp phương án phát triển hệ thống KCN vào các quy hoạch TPHCM. Đồng thời, cần nhanh chóng đưa vào khai thác các KCN đã có chủ trương thành lập mới của Thủ tướng Chính phủ.

Công nhân làm việc tại khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM. Ảnh công nhân công ty Kềm Nghĩa đang sản xuất.
Công nhân làm việc tại khu công nghiệp Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM. Ảnh công nhân công ty Kềm Nghĩa đang sản xuất.

 “Trong vận động thu hút đầu tư, các công ty phát triển hạ tầng và Ban quản lý các KCX, KCN cần chọn lọc dự án đầu tư có quy mô lớn, có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và các ngành mũi nhọn. Các doanh nghiệp trong KCX, KCN sử dụng công nghệ thâm dụng lao động cần chuyển hướng đầu tư sang thâm dụng vốn, kỹ thuật cao, công nghệ cao. Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ bên trong và bên ngoài hàng rào các KCN...”, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.  

Ngoài ra, lãnh đạo TPHCM lưu ý cần tập trung xây dựng hoàn thiện các hạ tầng xã hội (nhà lưu trú, ký túc xá công nhân, các trường mầm non, thiết chế văn hóa…) phục vụ người lao động để họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp. Đồng thời, chuẩn bị nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng cơ cấu kinh tế mới.

Dư nợ cho vay khu chế xuất - khu công nghiệp TPHCM tăng trưởng tốt

Theo ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM - trong 5 năm trở lại đây, dư nợ chương trình cho vay KCN - KCX tăng trưởng bình quân 12%/năm, hiện đạt 214.108 tỷ đồng, tăng rất nhiều lần nếu so sánh với số liệu dư nợ tín dụng những năm đầu tiên cho vay KCX-KCN (năm 2000 là 946 tỷ đồng, năm 2005 là 15.203 tỷ đồng và năm 2017 là 133.072 tỷ đồng).

Trong năm 2022, đã có 13 ngân hàng tại TPHCM đăng ký tham gia Gói tín dụng hỗ trợ DN tại các KCX-KCN với tổng số tiền 424.280 tỷ đồng, lãi suất áp dụng tối đa không quá 4,5%/ năm đối với cho vay ngắn hạn và xoay quanh mức 9%/ năm đối với cho vay trung dài hạn và các hình thức hỗ trợ khác như giảm lãi suất khoản vay cũ, tăng hạn mức cho vay, cơ cấu lại kỳ hạn nợ... Bên cạnh đó các ngân hàng còn ký cam kết chủ động tìm kiếm khách hàng hỗ trợ cho các khách hàng hiện hữu của ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM phục hồi sản xuất kinh doanh trong năm 2022.

“Không chỉ tăng trưởng tốt về tín dụng, các dịch vụ ngân hàng cũng phát triển mạnh, trong đó hầu hết cán bộ nhân viên, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong KCX-KCN đều đã sử dụng tài khoản ngân hàng để nhận lương và thực hiện thanh toán, tiêu dùng” - ông Nguyễn Đức Lệnh thông tin.

Thanh Hoa

Nguyễn Cẩm

Xem thêm: lmth.8446741a-mchpt-oav-ut-uad-ahn-col-gnas-ihgn-neik/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Kiến nghị sàng lọc nhà đầu tư vào TPHCM ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools