vĐồng tin tức tài chính 365

Những ngành “khát” lao động dịp cuối năm và giải pháp

2022-10-28 03:18

Nhiều lĩnh vực, ngành nghề “khát” lao động

Theo Kinh tế & Đô thị, tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ đang diễn ra ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời, cục bộ tập trung vào các doanh nghiệp có “thâm dụng lao động” trong ngành dệt may, da giày… gắn với nhu cầu các đơn hàng tăng.

VOV cho biết tại khu vực Hà Nội, thống kê của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 153.523 lao động, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 38.728 lao động được tạo việc làm, tương đương tăng 33,7% so với 8 tháng năm 2021.

Dự kiến, trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu ở khối nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh – bán hàng, công nhân sản xuất, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử… Bên cạnh đó, với việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành sẽ tăng từ 15 – 20% so với giai đoạn trước.

Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội – đơn vị trực tiếp thực hiện kết nối giữa người lao động và doanh nghiệp cho biết, thông qua việc tiếp nhận các đơn hàng từ phía doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực, vị trí việc làm. Dự báo, từ nay đến cuối năm, ngoài nhóm ngành sản xuất, thì nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin… cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Ngoài ra, một số nhóm ngành khác cũng được dự báo là có nhu cầu tuyển dụng tăng cao thời gian tới như chăm sóc sức khỏe, giao hàng, công nghiệp chế biến.

Xu hướng thị trường - Những ngành “khát” lao động dịp cuối năm và giải pháp

Những tháng cuối năm, ngoài nhóm ngành sản xuất, thì nhóm thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin… cũng sẽ có nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Ảnh minh họa từ internet 

"Riêng với nhóm ngành công nghệ thông tin, các doanh nghiệp tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng do nhu cầu mở rộng và phát triển kinh doanh. Công nghệ thông tin cũng là ngành không bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19 nên vẫn là ngành sôi động, tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thực tế nhóm ngành này đòi hỏi về số lượng không quá nhiều nhưng lại có rất nhiều đơn vị tuyển dụng, bởi cần có những vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số", ông Vũ Quang Thành cho biết thêm. 

Còn theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, các nhóm ngành như điện tử, may mặc đang tiếp nhận số đơn hàng lớn, nên có nhu cầu tuyển dụng cao, đây cũng là nhóm thiếu hụt lượng lớn lao động trong thời điểm này.

Tại TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, với sự bùng phát của dịch Covid-19, thị trường lao động đã bị ảnh hưởng nặng nề, tình trạng giảm việc làm, mất việc làm, dẫn đến giảm thu nhập, mất thu nhập tăng đáng kể, người lao động ở các tỉnh tạm thời quay về quê.

Từ quý 1/2022, người lao động bắt đầu quay trở lại Thành phố tìm kiếm làm việc góp phần bổ sung nguồn lực lao động thiếu hụt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. So với quý 4/2021- thời điểm Thành phố nới lỏng giãn cách xã hội, các hoạt động dần quay trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, số lao động tham gia hoạt động kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 518.260 người, trong đó lao động trong khu vực có quan hệ lao động tăng 119.640 người.

Đây là tín hiệu tích cực đối với thị trường lao động trên địa bàn Thành phố. Với việc phục hồi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp cũng gia tăng, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

Qua khảo sát trong 6 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là 147.925 chỗ làm việc, tập trung nhiều ở khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 22,76%, khu vực thương mại - dịch vụ cũng có xu hướng tăng tuyển dụng lao động, chiếm 77,18%, còn lại là khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Ông Dương Anh Đức cho biết, nhu cầu nhân lực của toàn thành phố trong những tháng cuối năm cần khoảng 135.000 chỗ làm việc, trong đó nhu cầu nhân lực trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao khoảng 20.000 - 25.000 chỗ làm việc. Nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 65,41% tổng nhu cầu nhân lực, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 33,63% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,96%. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung để đáp ứng các đơn hàng hoặc mở rộng quy mô sản xuất, do đó xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ ở một số thời điểm tại các xí nghiệp, nhà máy có sử dụng nhiều lao động.

Và bài toán nhân lực

Theo VOV, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, thời gian qua địa phương vẫn gặp những khó khăn trong tuyển dụng lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: “Các tỉnh hiện nay đều có các khu công nghiệp, do đó người lao động có nhiều lựa chọn trong tìm kiếm việc làm cũng như tiền lương, thu nhập không có sự chênh lệch nhiều giữa làm việc tại quê nhà với thành phố. Đây là tình hình chung của các tỉnh Đông Nam Bộ, trong đó có TP.HCM khi các doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực may mặc, da giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm,... đồng loạt quay lại hoạt động và khôi phục sản xuất với năng suất, quy mô như trước khi chưa thực hiện giãn cách xã hội.

Về chính sách thu hút lao động mới tại các doanh nghiệp chưa hấp dẫn người lao động, tiền lương khởi điểm bắt đầu vào làm việc thấp - bình quân từ 6 triệu đồng trở lên nếu người lao động không làm thêm giờ. Trong thời gian qua, số lượng lao động được tuyển vào để bù đắp cho số lao động nghỉ việc trong năm nên nguồn lao động phục vụ cho mở rộng quy mô sản xuất còn thiếu.

Một nguyên nhân khác do người lao động có nhu cầu được học tập nâng cao nghề nghiệp, nhu cầu nghỉ ngơi, tuy nhiên khi làm việc trong một số lĩnh vực may mặc, da giày, điện - điện tử, chế biến thực phẩm,... bắt buộc người lao động phải làm việc theo ca kíp, đội nhóm cũng là hạn chế khi thu hút người lao động vào làm việc”.

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB-XH, một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ, riêng trong quý I năm 2022 có xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục..

Sự mất cân đối cung cầu xảy ra cục bộ tại một số địa phương lẫn ngành nghề, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế. Nhu cầu tuyển dụng năm nay của các doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021. Trong khi đó, nguồn cung lao động đang dần tăng trở lại, riêng quý II năm 2022, số lao động có việc làm là 50,54 triệu người, tăng 701,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Về chất lượng, cung lao động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đặc biệt đối với lao động có trình độ chuyên môn cao.

Trong khi đó, theo báo Tin Tức, theo ông Trần Việt Anh, thị trường lao động Việt Nam đang không cân đối ngành đào tạo vì việc đào tạo không phù hợp theo nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, ngành bao bì có nhu cầu lao động rất lớn và doanh nghiệp FDI đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này, nhưng những trường đào tạo ngành này trong nước lại đang chỉ "đếm trên đầu ngón tay". Hoặc như ngành tái chế là ngành kinh tế tuần hoàn, nhà nhập khẩu nào cũng yêu cầu hàng tái chế, nhưng Việt Nam lại không tìm ra cơ sở đào tạo nhân lực ngành này, doanh nghiệp muốn có người phải tự mày mò đào tạo với thời gian lâu, chi phí lớn.

Đào Vũ (Tổng hợp)

 

 

Xem thêm: lmth.250775a-pahp-iaig-av-man-iouc-pid-gnod-oal-tahk-hnagn-gnuhn/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những ngành “khát” lao động dịp cuối năm và giải pháp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools