vĐồng tin tức tài chính 365

Học phí không lo, phụ phí mới sợ

2023-10-02 09:59
Học sinh và phụ huynh tìm mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập đầu năm học mới. Nhiều khoản phải chi đầu năm khiến nhiều phụ huynh nặng gánh cho việc học của con - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Học sinh và phụ huynh tìm mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập đầu năm học mới. Nhiều khoản phải chi đầu năm khiến nhiều phụ huynh nặng gánh cho việc học của con - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Khi tiếng trống khai trường giòn giã vang lên, nỗi lo về gánh nặng tiền trường lại được dịp ào đến cuốn theo muôn mối bận lòng... Học phí không đáng lo, phụ phí mới đáng sợ.

Phụ phí nặng trĩu khiến phụ huynh oằn mình cõng đang mang danh nghĩa "tài trợ giáo dục". Đưa con đến lớp, phụ huynh nào cũng mong muốn con trẻ được học tập và sinh hoạt trong môi trường đầy đủ tiện nghi, tiếp cận với mức sống hiện đại nhằm phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ.

Những khoản thu cần thiết cho việc học tập của trẻ và nâng cao chất lượng giáo dục, phụ huynh nào có nề hà gì. Những khoản thu được sử dụng hiệu quả và minh bạch tài chính, phụ huynh nào có chất vấn và ý kiến gì. Chỉ là chủ trương xã hội hóa giáo dục đầy nhân văn đang bị lợi dụng để hàng loạt khoản thu từ trên trời rơi xuống với mức đóng cao ngất ngưởng khiến gia đình oằn vai cõng phụ phí.

Khi khoản thu này đang còn choáng ngợp tâm trí thì khoản thu khác đã nhảy vào đổ dồn thêm mức chi phí đắt đỏ để "mua chữ" cho con trẻ. Thế nhưng mỗi khi dư luận có ý kiến về mức thu bất hợp lý hoặc việc thu chi thiếu minh bạch thì ngay lập tức "quả bóng" trách nhiệm lại được đá gọn sang vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Lãnh đạo trường học có thật sự vô can khi quá trình vận động thu tràn lan của hội phụ huynh diễn ra công khai trong trường học? Tôi nghĩ là mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình. Mỹ từ "tự nguyện" đang được lợi dụng để che chắn hoàn hảo cho vô số khoản thu bất hợp lý. Và ai trong chúng ta từng dự họp cho con trẻ cũng tường tận bức tranh bi hài của sự biểu quyết mang tính tự nguyện ấy.

Tâm lý cả nể, sợ con bị "để ý", sợ mình bị "soi" tính toán chi li khiến nhiều người chọn giải pháp yên lặng khi lấy ý kiến biểu quyết về các khoản thu. Một vài người hô hào đóng góp, tập thể lặng im đồng ý. Nhà trường chỉ cần thực hiện một động thái nhẹ nhàng là ghi vào biên bản họp cha mẹ học sinh là 100% phụ huynh nhất trí với các khoản vận động. Thế là an yên đón các đoàn thanh tra tài chính nhà trường!

Nhưng nỗi bức xúc trong lòng phụ huynh vẫn cứ dồn ứ, đầy vun qua năm qua tháng. Tiếng xấu ào ạt ném về phía nhà trường dẫu chỉ một vài trường học lạm thu! Lời chói tai về phía nhà giáo, dẫu người thầy đứng lớp chẳng mấy khi liên quan các khoản tận thu!

Lạm thu đang làm xấu xí vô cùng bức tranh giáo dục và đẩy mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường - gia đình ngày càng nặng trĩu "mùi tiền"! Chấn chỉnh lạm thu, ngăn các khoản phụ phí phát sinh và trả lại vai trò, vị thế, trách nhiệm của hội phụ huynh là yêu cầu cấp thiết.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục đầy nhân văn đang bị lợi dụng để hàng loạt khoản thu từ trên trời rơi xuống với mức đóng cao ngất ngưởng khiến gia đình oằn vai cõng phụ phí.

Tự nguyện trong... bắt buộc

Việc lạm thu đầu năm thường xuất phát từ quỹ hội cha mẹ học sinh. Các khoản đóng góp cho nhà trường trên tinh thần "tự nguyện", "hỗ trợ", "xã hội hóa"... thiếu minh bạch rõ ràng, cào bằng, "buộc tự nguyện" là nguyên nhân dẫn đến lạm thu trong trường học.

Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT quy định "Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện". Tuy nhiên như thế nào là "không theo nguyên tắc tự nguyện?". Chính khái niệm "không theo nguyên tắc tự nguyện" này là nguyên nhân dẫn đến lạm thu bởi nhiều trường hợp phụ huynh "buộc phải tự nguyện".

Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ nên làm cầu nối giữa nhà trường với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh, chứ không phải là ban "phụ thu tiền" đầu năm. Thống nhất trường học công lập chỉ được phép thu học phí học sinh, ngoài ra các khoản thu khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể... nên để phụ huynh trực tiếp nộp cho cơ quan liên quan. Ngoài ra, các khoản thu khác như ghế ngồi, nước uống, dọn vệ sinh, giấy thi, Nhà nước nên cấp kinh phí tài trợ cho các trường hoặc các nhà tài trợ doanh nghiệp hỗ trợ.

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)

Ngăn lạm thu trong trường học bằng cách nào?Ngăn lạm thu trong trường học bằng cách nào?

Sau vụ việc lạm thu tại Trường tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TP.HCM) 10 triệu đồng/học sinh gây xôn xao dư luận, vấn đề đặt ra là làm sao để ngăn tình trạng lạm thu trong trường vốn cứ "đến hẹn lại lên" mỗi đầu năm học?

Xem thêm: mth.45471758020013202-os-iom-ihp-uhp-ol-gnohk-ihp-coh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Học phí không lo, phụ phí mới sợ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools