vĐồng tin tức tài chính 365

Nỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ cuối: Những bài học sinh tử

2023-10-02 11:12
Tài xế tự nấu mì gói ăn lót dạ trong lúc chờ giao hàng ở Móng Cái - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Tài xế tự nấu mì gói ăn lót dạ trong lúc chờ giao hàng ở Móng Cái - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Những rủi ro trong nghề quá lớn và cái kiếp chạy thuê đầy thấp thỏm, không biết bị đuổi hay tình thế đưa đẩy phải nghỉ việc bất cứ lúc nào...

Đêm buồn, nhớ gia đình

Tôi nhớ những đêm nằm chung với bác tài trẻ Trương Ngọc Hoàng trên cái nệm đầy mùi ẩm mốc trong phòng trọ rẻ tiền, thấp thỏm chờ xe bỏ hàng bên kia biên giới trở về. 

Nhìn anh chàng lái xe lúc ngủ thì quên trời đất, khi tỉnh thì vắt tay lên trán thở dài thườn thượt.

Hoàng trải lòng: "Sợ bên kia họ điện báo hàng hư hỏng, hoặc vì lý do nào đó mà hàng chưa bỏ được thì lái xe sẽ phải mỗi sáng đón xe qua Trung Quốc nổ máy lạnh bảo quản hàng trong công, chiều đón xe về lại nhà trọ bên này, cho đến khi bỏ hết hàng. 

Hôm nào có xe qua thì đỡ, có hôm không đón được xe phải đi bộ qua lại cả chục cây số. Sợ nhất sau 17h mà chưa qua khỏi cửa khẩu về bên mình, lạng quạng bị công an Trung Quốc họ bắt là khổ. Đâu chỉ có vậy, phải liên tục cầu mong hàng không bị lỗi gì và không bị trừ tiền cước, tiền hàng..."

Hoàng hào hứng nhất khi kể những chuyến hàng may mắn đi đến nơi về đến chốn an toàn. Những giây phút tranh thủ ghé về quê Hoài Ân (Bình Định) thăm ba và hai cô con gái nhỏ... 

Đứa chị trèo lên cổ, đứa em đòi ba ẵm. Hoàng mệt lắm, về đến nhà như con chim được về tổ ấm, chỉ muốn ngủ vùi cho thỏa. Nhưng Hoàng thương các con, lại phải gắng ngồi dậy nổ xe máy, cho đứa em ngồi trước, đứa chị ngồi sau, chở chúng đi dạo một vòng.

Có những điều trên đường Hoàng không chỉ, không nói cho hai cô con gái biết, nhưng cô chị thấy các bà mẹ chở con đi học về thì hỏi "Má đi đâu mà lâu vậy ba?". Con em cũng bập bẹ hỏi theo cô chị: "Má đâu ba?".

Hoàng không thể trả lời thành tiếng cho các con được chuyện đời tài xế thường xuyên phải xa nhà và vợ chồng chia tay. 

Anh lảng tránh bằng cách hát "Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con thì con giống ba...". Chỉ sau vài ba câu mở đầu là hai đứa trẻ vô tư hét theo ba đến khản cả giọng và tiếng cười hồn nhiên của con trẻ. Hoàng cũng cười cùng con mà đau thắt lòng...

Anh trở mình quay lưng về phía tôi, người anh rung nhẹ... Tôi biết anh đang kìm nén sự xúc động, có lẽ anh đang khóc vì nhớ các con. Tôi lái Hoàng trở về với thực tại bằng những câu chuyện cầm vô lăng nhiều bất trắc trên vạn nẻo đường...

Đã buồn ngủ là phải dừng ngủ, chớ tuyệt đối không được ráng lái. Ráng cầm lái là chết.
Tài xế Quốc nói kinh nghiệm xương máu.

Tai nạn trên đường

Một lần, Huy, người Bình Định, sau nhiều năm lái xe tải thì chuyển sang chạy công 5 năm nay, tâm sự với chúng tôi: "Từ ngày chuyển sang chạy xe công, tôi kỹ biết mấy. Không bao giờ tôi chạy quá tốc độ, tối đa chỉ 60km/h, vậy mà tôi vẫn bị tai nạn. 

Hôm đó xe khách vừa vượt qua mặt xe tôi, đã tấp vào trước mặt bắt khách. Tình huống cấp bách, tôi đã đứng cả người dậy đạp phanh nhưng khoảng cách gần quá đâu có kịp. Quán tính khiến chiếc xe cứ lết tới tông cái rầm vào phần đuôi xe khách.

Tôi còn sống là quá may mắn! Lần đó tôi phải đền cho xe khách mất mười mấy triệu, nhưng có được bài học là tôi không bao giờ bám đuôi xe con và xe khách, tốt nhất cứ giữ khoảng cách an toàn. 

Xe con và xe khách nhẹ, lúc nào cũng như chạy xe không, khi gặp tình huống nguy hiểm thì họ phanh gấp. Các xe tải lớn đi phía sau không bao giờ phanh kịp. Một lần tai nạn sợ tới già, vậy mà tôi bị tới hai lần mới ghê chứ.

Lần sau bị lật cái công cũng là bài học nhớ đời. Nhưng hôm đó ông chủ xe chạy chứ không phải tôi. Xe chở đậu xanh từ Gia Lai đi Móng Cái. Khi qua đèo Lò Xo (Kon Tum), lúc tôi chạy thì chủ xe không chịu ngủ, cứ chơi điện tử trên cái điện thoại đấy. Lên hết đèo thay tài để ổng chạy thì ổng lại buồn ngủ. 

Xe đổ đèo nhanh qua mấy cái cua, ổng giật tay lái gấp quá, phần công phía sau hàng nặng, mâm xoay cố định giữa đầu xe và phần moóc bị vỡ, chốt hãm bị gãy. Nguyên cái công rớt cái đùng xuống đường. May khi đó khuya rồi, đường vắng và không ai bị sao".

Khác với xe con và xe khách dễ xoay xở, những chiếc xe công siêu khủng cứ như đoàn tàu trên đường. Lái xe Quốc, dân Bình Định, cũng từng ngược xuôi biên viễn Móng Cái, kể thêm anh đã chạy xe công được 6 năm và từng bị tai nạn lật xuống ruộng ngay lần đầu cầm lái.

Chuyến đó, anh điều khiển xe chạy hướng từ Hà Nội vào TP.HCM, đến đoạn cánh đồng Đức Phổ (Quảng Ngãi) thì buồn ngủ. 

Anh ráng lái chậm, tìm chỗ rộng rãi và có đèn đường để dừng ngủ, nhưng chưa tìm được chỗ thì cơn buồn ngủ ập đến. Chiếc xe lao ầm xuống ruộng. "Nên đã buồn ngủ là phải dừng ngủ, chớ tuyệt đối không được ráng cầm lái. Ráng lái là chết", Quốc nói kinh nghiệm xương máu.

Còn lái xe Hùng, người Thanh Hóa, vào Tây Nguyên chạy xe công hơn 15 năm và dính vụ tai nạn nghiêm trọng trong một chuyến chở hàng nông sản ra Bắc. 

Xe chạy gần tới Quảng Nam thì một số thanh niên rượt theo chặn xe, bắt Hùng quay lại vì đã gây tai nạn. Nạn nhân là một phụ nữ đi xe máy, chắc do loạng choạng tay lái nên ngã xuống đường, bị phần sau công kéo đi một đoạn mà Hùng không biết. Chị bị gãy chân và vài cái xương sườn, gia đình yêu cầu chuyển ra bệnh viện Đà Nẵng điều trị gần 2 tháng mới xuất viện...

Một vụ tai nạn giữa xe container và xe máy ở tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Một vụ tai nạn giữa xe container và xe máy ở tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: TRƯƠNG NHẤT VƯƠNG

Mỗi ngày đi là một ngày học

Còn tài xế Hoàng, người bạn đồng hành cùng tôi suốt hai chuyến hàng đi Bắc về Nam, thì tâm sự như tự nhắc nhở chính mình: xe công không như xe khác, đánh trả lái phải từ từ, bởi phần đầu xe bao giờ cũng nhẹ hơn phần moóc, nên khi xe chạy tốc độ cao mà lái xe đánh trả lái gấp thì rất dễ xảy ra tình trạng đầu đi một nơi, đít văng một nẻo.

Kinh nghiệm chạy xe công đường dài của Hoàng là nếu đường có dải phân cách giữa thì tốt nhất chạy ở làn sát với dải phân cách. 

Chạy như vậy gần như bên tài (bên trái) sẽ hạn chế tai nạn xảy ra do va quẹt phía bên trái. Nếu đi làn giữa, mình cùng lúc phải quan sát cả hai bên, nguy hiểm hơn. 

Đặc biệt xe công dài, nhiều điểm mù (bình thường, điểm mù lớn nhất là dưới gương chiếu hậu bên phụ, nhưng khi xe chuyển hướng hay quay đầu thì xuất hiện nhiều điểm mù hơn). Xe con và xe máy hay lách, chui rúc, vượt ẩu. Mình chỉ thiếu quan sát trong tích tắc thì va quẹt, chết người!

Đường có hai làn xe đi ngược chiều không có dải phân cách giữa thì tài xe công cố gắng đi đúng phần đường, làn đường, tập trung quan sát, phán đoán và cảnh báo bằng còi... chứ cái xe to, dài như đoàn tàu không thể lái xe né tránh nhanh như xe con được. 

Người ta hay nói tài xế xe công là chạy ẩu, là hung thần, nhưng thực tế phải ai cũng vậy. Ý thức một số người tham gia giao thông rất kém và thiếu kinh nghiệm. Họ không hiểu chạy áp sát chiếc xe công dài dặc, khổng lồ là rất nguy hiểm...

Biết tôi cũng là một thầy dạy lái xe nhiều năm, nhiều tài xế xe công đã không ngại kể hết những kỹ thuật như sinh - tử trong nghề. Khởi hành xe công phải luôn nhớ báo hiệu bằng còi ban ngày và đèn ban đêm. 

Bởi xe máy khi cùng dừng đèn đỏ rất hay chen lấn đứng vào điểm mù dưới kính chiếu hậu bên phụ, nếu tài xế xe công không báo hiệu mà xuất phát ngay thì sớm muộn cũng có ngày dính tai nạn.

Nghề lái xe là nghề dạy nghề là chủ yếu, chứ học trong trường lớp chỉ những thao tác cơ bản, còn hàng ngàn tình huống trên đường thì sách vở, thầy nào có thể dạy được. Cho nên lái xe công phải luôn học hỏi không ngừng.

Là thầy dạy lái nhưng tôi chợt như cậu học trò khi nghe bác tài trẻ Trương Ngọc Hoàng triết lý "mỗi ngày đi là một ngày học...". Hai từ đầu tiên cần nhớ khi ngồi lên ghế lái là CẨN THẬN, bởi sinh mạng mình và của người khác ngay trước mũi xe.

Nỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ 3: Những chuyến hàng từ biên giới xuôi về NamNỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ 3: Những chuyến hàng từ biên giới xuôi về Nam

Tôi và tài xế Trương Ngọc Hoàng lây lất ở nhà nghỉ ba ngày để chờ đợi xe giao hàng qua Trung Quốc. Mưa gió bão bùng. Hôm nào cũng có bác tài ở những phòng xung quanh hoặc nhà nghỉ bên cạnh hẹn nhau đi ăn sáng, cà phê, tán dóc giết thời gian.

Xem thêm: mth.74540510120013202-ut-hnis-coh-iab-gnuhn-iouc-yk-iad-gnoud-reniatnoc-ex-iat-iod-mein-ion/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nỗi niềm đời tài xế container đường dài - Kỳ cuối: Những bài học sinh tử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools