vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM: Cử tri thắc mắc việc giải quyết hậu quả từ vụ Ngân hàng SCB

2023-10-03 13:40
Tổ đại biểu này gồm có bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban An toàn thực phẩm TP.HCM, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Phan Thị Thanh Phương, Phó chính ủy Quân khu 7 Nguyễn Minh Hoàng - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tổ đại biểu này gồm có bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban An toàn thực phẩm TP.HCM, Bí thư Thành Đoàn TP.HCM Phan Thị Thanh Phương, Phó chính ủy Quân khu 7 Nguyễn Minh Hoàng - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Vấn đề được nêu ra tại buổi tiếp xúc giữa tổ đại biểu số 7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM với cử tri quận Gò Vấp sáng 3-10.

Cử tri Bùi Hữu Tuấn (ngụ phường 1, quận Gò Vấp) bày tỏ tâm tư về vụ việc liên quan đến Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Ông Tuấn cho biết bản thân là một trong những khách hàng thân thiết của ngân hàng này.

Mục đích giao dịch của ông là gửi tiết kiệm nhưng doanh nghiệp đã bán trái phiếu qua việc mời chào hình thức sử dụng gói tiết kiệm linh hoạt. Sau gần một năm qua, vụ việc gây ra hậu quả rất nặng nề với đời sống những nạn nhân và tình hình an ninh trật tự địa bàn.

“Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB nhưng không biết đã có tính đến giải pháp giải quyết hậu quả của ngân hàng gây ra cho các nạn nhân hay không?”, ông Tuấn nói và mong kỳ họp Quốc hội lần này vụ việc sẽ được đưa ra xem xét, nghiên cứu.

Về vấn đề này, theo đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, cơ quan chức năng đang trong quá trình tiếp tục điều tra. Những người vi phạm sẽ phải trả giá cho những sai phạm của mình. Còn về vấn đề bồi thường, đây là một trong những nội dung cần xem xét theo luật. Tuy nhiên, việc Nhà nước đứng ra bồi thường, số tiền đó thực chất cũng từ tiền thuế của người dân.

“Nếu tập thể 100 người đóng thuế để đền bù cho một số người thì có được đồng thuận không? Cho nên đây là một vấn đề phải được bàn bạc kỹ.

Nhưng chắc chắn Nhà nước sẽ không buông trôi vấn đề này và đặt mục tiêu thu hồi tiền để trả cho người bị hại. Và cũng sẽ xử lý nghiêm để làm gương cho các sự việc khác”, bà Lan nói.

Một cử tri khác trăn trở về vấn đề tiền học phí, phí thu hộ tại các trường gần đây tăng. Cùng với đó, quá nhiều loại sách giáo khoa khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn vì muốn dạy chữ cho con cũng không có sự đồng bộ.

Hay vấn đề học thêm: “Chất lượng giảng dạy thế nào mà phải để cho các cháu phải đi học thêm, ngày trước chúng tôi đi học đâu phải như vậy. Phải làm sao mà con cháu bớt khổ, chứ thấy cháu nhỏ ngày nào về nhà cũng học bài đến 8-9h tối”, một cử tri đặt vấn đề.

Trả lời ý kiến này, bà Phong Lan nhìn nhận phải tăng đầu tư cho giáo dục và y tế. Bởi khi Nhà nước đã định hướng xã hội chủ nghĩa thì nguồn đầu tư cho giáo dục, y tế phải đủ chứ không phải để tự thu, tự chi thì mọi thứ sẽ đổ vào người dân.

“Ít ra đầu tư Nhà nước cho giáo dục, y tế cần ngang ngửa quốc phòng an ninh, không thể lo cho phần ngọn mà quên phần gốc cái an sinh xã hội ở dưới. Xã hội hóa là tốt nhưng cần tránh tư nhân hóa, xã hội hóa một cách vô tổ chức”, bà Lan chia sẻ.

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ phương án cho Ngân hàng SCBNgân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ phương án cho Ngân hàng SCB

Trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại SCB, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB.

Xem thêm: mth.10553212130013202-bcs-gnah-nagn-uv-ut-auq-uah-teyuq-iaig-ceiv-cam-caht-irt-uc-mch-pt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM: Cử tri thắc mắc việc giải quyết hậu quả từ vụ Ngân hàng SCB”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools