vĐồng tin tức tài chính 365

Châu Á bị vạ lây khi Mỹ tăng bảo hộ doanh nghiệp trong nước

2023-10-03 17:17

Nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 tương đối ảm đạm khi thị trường bất động sản nước này ngập trong khó khăn - Ảnh: NGỌC ĐỨC

Giai đoạn phát triển chậm nhất trong 50 năm

Theo báo Financial Times đăng ngày 2-10, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa tiếp tục hạ dự đoán tăng trưởng năm 2024 của Trung Quốc và một số quốc gia khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Cụ thể, WB hạ dự báo tăng trưởng sản lượng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 xuống 4,4%, giảm từ mức 4,8% được dự báo hồi tháng 4-2023.

Bên cạnh đó, tổ chức này cũng hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) trong năm 2024 của chung các nền kinh tế đang phát triển khu vực Đông Á và Thái Bình Dương xuống còn 4,5%, thấp hơn con số 4,8% được đưa ra hồi tháng 4.

Theo những dự báo trên, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang bước vào giai đoạn phát triển chậm nhất tính từ cuối những năm 1960 đến nay, không tính các sự kiện hy hữu như đại dịch COVID-19, khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu những năm 1970.

Mỹ tăng cường bảo hộ doanh nghiệp trong nước

Sự chững lại của nền kinh tế khu vực một phần đến từ tác động của Đạo luật Giảm lạm phát và Đạo luật Chip và khoa học, được Washington thông qua năm 2022.

Hai đạo luật này hướng đến việc thúc đẩy nền sản xuất nội địa Mỹ, cũng như cắt bỏ sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, chúng cũng vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nước Đông Nam Á. 

Những năm gần đây, các nước này đã hưởng lợi lớn từ làn sóng chuyển hướng đầu tư ra khỏi Trung Quốc gây ra bởi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

Song, theo WB, dưới tác động từ các chính sách bảo hộ của Tổng thống Joe Biden, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử, máy móc từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan sang xứ cờ hoa đã giảm mạnh.

"Toàn bộ khu vực từng hưởng lợi từ việc Mỹ chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc do căng thẳng thương mại giữa hai nước đang trải qua đợt chuyển hướng đầu tư khỏi chính họ", ông Aaditya Mattoo - nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới - nhận định.

Cải cách dịch vụ là lối thoát duy nhất

Cải cách ngành dịch vụ, trong đó có du lịch, được xem là một trong những nước đi khả dĩ nhất giúp các nước châu Á thoát cảnh kinh tế chậm phát triển - Ảnh: AFP

Ông Mattoo cho rằng tốc độ tăng trưởng của các nước châu Á sẽ tiếp tục bị kìm hãm cho đến khi chính phủ các nước này, bao gồm Trung Quốc, tiến hành các đợt cải cách sâu rộng vào mảng dịch vụ.

"Trong một khu vực thịnh vượng nhờ thương mại và các khoản đầu tư vào ngành sản xuất, chìa khóa tăng trưởng tiếp theo sẽ đến từ việc cải cách khu vực dịch vụ để tận dụng cuộc cách mạng kỹ thuật số", nhà kinh tế trưởng của WB cho biết.

Tuy nhiên, ông Mattoo cũng cảnh báo việc chuyển dịch để bớt phụ thuộc vào ngành sản xuất và vốn đầu tư nước ngoài sẽ là nhiệm vụ không dễ dàng với nhiều nền kinh tế đang phát triển của châu Á.

Kinh tế Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tinKinh tế Trung Quốc: Khủng hoảng niềm tin

TTCT - Khủng hoảng nhà đất đang lan rộng từ khu vực tư nhân sang các công ty được chính phủ hậu thuẫn.

Xem thêm: mth.71161306130013202-coun-gnort-peihgn-hnaod-oh-oab-gnat-ym-ihk-yal-av-ib-a-uahc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Châu Á bị vạ lây khi Mỹ tăng bảo hộ doanh nghiệp trong nước”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools