vĐồng tin tức tài chính 365

Nước mắm nào là di sản?

2023-10-04 11:12

3 hiệp hội nói gì?

Có đến ba hiệp hội liên quan việc này: Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam. Vậy ba bên nói gì về vấn đề này?

Hiệp hội Nước mắm Việt Nam:

Hiện nay tất cả đều gọi là nước mắm truyền thống

Ông Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, khẳng định mặc dù nước mắm Việt Nam chưa chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế nhưng đó chỉ là vấn đề thủ tục.

Ông Đáng còn nói nước mắm tại Phú Quốc mới chỉ được chỉ dẫn địa lý, chưa phải di sản văn hóa phi vật thể. Cũng theo ông Đáng, trong dân gian nước mắm đã là di sản văn hóa phi vật thể của nhân dân.

"Để hợp thức hóa di sản này, hai hiệp hội là Hiệp hội Nước mắm Việt Nam và Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam thống nhất sẽ phối hợp xây dựng bộ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước. Hồ sơ có thể sẽ phức tạp, mặc dù đã đủ tiêu chuẩn nhưng phải hợp thức hóa, có thể phải mất vài ba măm", ông Đáng chia sẻ.

Nói về việc di sản văn hóa phải gắn liền với làng nghề, cộng đồng được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trong khi Hiệp hội Nước mắm bao gồm cả doanh nghiệp nước mắm sản xuất công nghiệp, vậy "di sản" có đúng với tiêu chí về di sản văn hóa?

Ông Đáng khẳng định hiện nay tất cả đều gọi là nước mắm truyền thống. "Sản xuất nước mắm thì vẫn là truyền thống, cốt nước mắm không thể làm công nghiệp được, vẫn là ủ 13 - 14 tháng để lấy cốt, khi dùng thì pha ra để lấy cốt chứ rất ít ai dùng nước mắm nguyên chất, rất ít.

Từ nước mắm truyền thống trong nhân dân người ta vẫn pha chế để chấm, làm gia vị phù hợp với khẩu vị, đây là cách để pha chế phù hợp với nhu cầu sử dụng", ông Đáng trả lời.

Ông Đáng cũng cho rằng nếu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể sẽ giúp nước mắm khẳng định được là một nghề truyền thống, hỗ trợ cho cả ngành nước mắm phát triển chứ không chỉ cục bộ, riêng lẻ. "Tinh thần là quảng bá cho hình ảnh đất nước, cho ngành nước mắm Việt Nam", ông Đáng nói.

Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam:

Không thể đánh đồng

Chia sẻ về thông tin từ phía Hiệp hội Nước mắm Việt Nam, bà Trần Thị Dung, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam, cho rằng trước hết cần hiểu rõ nước mắm nào đã làm nên ẩm thực quốc hồn quốc túy của người Việt.

Theo bà Dung, ở Việt Nam hiện nay chia nước mắm thành hai dòng là nước mắm (sản xuất theo TCVN 5107:2018) và nước mắm truyền thống (đã được Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đề nghị các bộ NN&PTNT, KH-CN cho xây dựng TCVN).

Nước mắm truyền thống được làm theo phương pháp truyền thống, từ trước đến nay không bao giờ pha chế hương liệu, chất bảo quản... và có bề dày lịch sử, làm nên văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Còn với nước mắm sản xuất theo TCVN 5107:2018 ngoài định nghĩa nước mắm nguyên chất ra, toàn bộ tiêu chuẩn đã cho phép pha chế, được cho chất bảo quản, phụ gia để tạo ra thứ nước chấm gọi là nước mắm.

Do đó không thể nào đánh đồng rằng nước mắm đã pha chế cũng là nước mắm truyền thống và mang ẩm thực quốc hồn quốc túy của người Việt được.

Bà Dung cho hay Hiệp hội Nước mắm Việt Nam (Bộ Y tế công nhận ban vận động thành lập hiệp hội) bao gồm đa số là các doanh nghiệp hội viên chỉ sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp hội viên khác mua về pha chế, bổ sung phụ gia các loại để thành nước chấm cho "vừa miệng khách hàng".

Còn Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam do Bộ NN&PTNT quản lý, hội viên chỉ gồm những nhà thùng/doanh nghiệp làm nước mắm truyền thống có lịch sử lâu đời, đặc trưng theo vùng miền. Giá trị của nước mắm truyền thống được xây đắp theo bề dày lịch sử và văn hóa của Việt Nam.

"Vậy Hiệp hội Nước mắm Việt Nam có xứng đáng đứng ra xây dựng hồ sơ để ngành nghề nước mắm truyền thống được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?", bà Dung đặt câu hỏi và cho rằng Hiệp hội Nước mắm Việt Nam vẫn có quyền đề nghị, vấn đề ở đây là vai trò của cơ quan quản lý nhà nước phải cầm cân nảy mực, làm đúng theo quy định và dựa trên những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, truyền thống lâu đời.

Bà Dung cũng cho biết sau khi nước mắm Phú Quốc được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, chủ tịch Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam và ban lãnh đạo hiệp hội cũng đã nói đến làm hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho nước mắm truyền thống Việt Nam.

Vì một số lý do nên hiệp hội chưa thể chính thức đề nghị các cơ quan có thẩm quyền.

Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam: Vô cùng bất ngờ

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam cho biết vô cùng bất ngờ trước thông tin sẽ cùng Hiệp hội Nước mắm Việt Nam nghiên cứu, xây dựng bộ hồ sơ trình Chính phủ công nhận nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Vị này xác định đến nay chưa có đề án hay thảo luận nào được triển khai giữa hai bên về nội dung này.

"Có thể các chia sẻ đã bị diễn giải theo hướng khác đi. Hiện hiệp hội chỉ tập trung xây dựng nhiều chương trình để thúc đẩy giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia", đại diện Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chia sẻ.

Vị này cũng nói thêm, gọi nước mắm truyền thống hay không truyền thống là do cách đặt vấn đề, "quan điểm của hiệp hội là muốn phát triển nước mắm lên tầm cao mới thì trong nước chúng ta phải đoàn kết, phải có sự phối hợp.

Một bàn tay không làm nên tiếng vỗ, muốn có tiếng "kêu" thật to thì chúng ta phải đoàn kết".

Xem thêm: mth.95215728040013202-nas-id-al-oan-mam-coun/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nước mắm nào là di sản?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools