vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyển giáo viên từ trường thiếu sang… trường thừa

2023-10-06 18:31
Việc điều chuyển giáo viên bất hợp lý khiến Trường tiểu học Lê Lợi "trắng" giáo viên tiếng Anh - Ảnh: TÂM THÀNH

Việc điều chuyển giáo viên bất hợp lý khiến Trường tiểu học Lê Lợi "trắng" giáo viên tiếng Anh - Ảnh: TÂM THÀNH

Ngày 6-10, lãnh đạo UBND huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho biết đã yêu cầu kiểm điểm đối với các cá nhân, tập thể liên quan đến việc chuyển giáo viên từ trường thiếu sang… trường thừa, gây bức xúc, khó khăn trong công tác dạy học.

Nơi 'trắng' giáo viên, chỗ 'ngồi chơi xơi nước'

Trước đó, cuối tháng 8-2023, cô P.T.H.T., giáo viên tiếng Anh tại Trường tiểu học Lê Lợi (xã Tân Hòa, Buôn Đôn), được điều chuyển về Trường tiểu học và THCS Ama Trang Lơng (xã Ea Bar, Buôn Đôn).

Việc điều chuyển này không có sự thống nhất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Buôn Đôn, gây ra tình huống éo le. Cô T. là giáo viên tiếng Anh duy nhất tại Trường tiểu học Lê Lợi, nên khi cô chuyển đi, trường này không có giáo viên dạy môn này cho 312 học sinh.

Nhà trường buộc phải hợp đồng giáo viên dạy môn tiếng Anh. Với số học sinh đông, giáo viên tiếng Anh thiếu, do đó học sinh của Trường tiểu học Lê Lợi chỉ học được 2/4 tiết môn học bắt buộc này.

Trong khi đó, nơi cô T. được chuyển đến đã có 3 người dạy tiếng Anh, nâng tổng số giáo viên bộ môn này lên 4. Tại trường mới, cô T. còn được phân công dạy một số môn khác vì không đủ tiết tiếng Anh để bố trí.

Tình trạng chuyển giáo viên từ trường thiếu đến trường thừa cũng xảy ra ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk trong năm học này.

Tại Trường tiểu học Y Jut (xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk), tình trạng học sinh phải ghép lớp khiến việc dạy và học khó khăn, kém hiệu quả trong nhiều năm. 

Ông Nguyễn Đức Hùng - hiệu trưởng Trường tiểu học Y Jut - cho biết toàn trường có 315 học sinh, biên chế 15 lớp và chỉ có 15 giáo viên. Thiếu giáo viên, trường phải ghép 2 lớp thành 1 lớp ở các khối 3, 4, 5 với sĩ số hơn 50 học sinh/lớp.

Thiếu giáo viên phải ghép hai lớp thành 1, bàn học sinh kê sát bục giảng - Ảnh: TRUNG TÂN

Thiếu giáo viên phải ghép hai lớp thành 1, bàn học sinh kê sát bục giảng - Ảnh: TRUNG TÂN

Việc ghép lớp khiến tổ chức lớp học bị thay đổi. Các dãy bàn học phải kê sát nhau và tràn lên tận bục giảng. Thầy cô muốn quan sát, cầm tay uốn nắn chữ viết cho học sinh rất khó khăn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Theo ông Hùng, hiện trường còn thiếu 7 giáo viên tiểu học, 1 giáo viên tiếng Anh. Tuy nhiên, vừa qua, lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk lại ký quyết định điều động cô T.T.P.D., giáo viên âm nhạc (văn bằng 2 là đại học tiểu học), đến nhận công tác tại Trường tiểu học và THCS Lê Văn Tám (xã Ea Knuếc).

Điều đáng nói, khi cô D. đến thì Trường tiểu học và THCS Lê Văn Tám cũng đang thừa 1 giáo viên tiểu học.

Vì đang dư giáo viên nên khi cô D. đến trường mới gặp phải tình cảnh dở khóc, dở mếu vì phải sang "dạy hỗ trợ" tại Trường tiểu học Lê Lợi (gần với nơi dạy cũ, Trường tiểu học Y Jut - PV).

Phòng nội vụ 'tự ý' chuyển giáo viên?

Trả lời về việc điều chuyển giáo viên kiểu "ngược đời", lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo 2 huyện Buôn Đôn và Krông Pắk đều nói không hề hay biết. Tất cả quy trình tham mưu điều chuyển giáo viên đều do Phòng Nội vụ thực hiện, không tham khảo ý kiến của đơn vị chuyên môn!

Theo vị này, ngoài trường hợp cô D., tại huyện có một số trường hợp điều chuyển giáo viên từ trường thiếu sang trường thừa nữa.

"Phòng Giáo dục và Đào tạo là đơn vị chuyên môn, nắm bắt và tính toán việc thừa thiếu giáo viên tại các trường. Tuy nhiên những vụ điều chuyển từ nơi thiếu đến nơi thừa như vừa qua, phòng không được biết" - lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Pắk phân trần.

Cũng theo vị này, năm học 2023-2024 huyện thiếu 186 giáo viên, phòng đã tham mưu và huyện cho chủ trương khuyến khích giáo viên dạy liên trường.

Theo đó, giáo viên bộ môn ở trường thừa sẽ đến trường thiếu gần đó để dạy hỗ trợ. Việc dạy liên trường này trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của giáo viên, không có phụ cấp đi lại.

"Các thầy cô giáo mất công di chuyển để hỗ trợ các trường còn thiếu giáo viên bộ môn nhưng tổng số tiết dạy vẫn đảm bảo 23 tiết/tuần với giáo viên tiểu học, 19 tiết/tuần với giáo viên THCS", vị này nói.

Đến nay, phòng đã ra 24 quyết định cho 24 giáo viên đi dạy liên trường và đang tính toán, điều chuyển thêm thì huyện có quyết định dừng chủ trương này.

Không những vậy, Phòng Nội vụ huyện còn tham mưu điều chuyển một số giáo viên, nhưng do không nắm chuyên môn giảng dạy nên dẫn đến việc chuyển từ trường thiếu sang trường thừa. "Nơi thiếu thì trắng giáo viên bộ môn, trong khi thầy cô ngồi chơi xơi nước ở trường mới, gây xáo trộn việc giảng dạy", vị này bức xúc.

Bà Ngô Thị Minh Trinh - phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết sẽ cho kiểm tra thông tin phóng viên phản ánh. Bà đề nghị gửi câu hỏi đến Văn phòng UBND huyện để địa phương phản hồi bằng văn bản.

Trong khi đó, ông Phạm Trung Nghĩa - chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn - cho biết đã yêu cầu ông Nguyễn Hữu Truyền - trưởng Phòng Nội vụ - báo cáo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cá nhân có liên quan, thiếu sự phối hợp trong công tác tham mưu cho UBND huyện việc điều động giáo viên trong thời gian qua.

UBND huyện sẽ lập đoàn kiểm tra, rà soát lại trường học thuộc thẩm quyền quản lý để xem xét những vấn đề còn bất cập, thừa thiếu cục bộ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục…

Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng không thể tuyển dụngThiếu giáo viên trầm trọng nhưng không thể tuyển dụng

Ngày 24-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị phát triển giáo dục Tây Nguyên. Lãnh đạo các địa phương đều nêu thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng nhưng không thể tuyển dụng.

Xem thêm: mth.34321507160013202-auht-gnourt-gnas-ueiht-gnourt-ut-neiv-oaig-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyển giáo viên từ trường thiếu sang… trường thừa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools