vĐồng tin tức tài chính 365

8 điều cùng hiệu trưởng đi qua dông bão

2023-10-08 08:46
Xây dựng trường học hạnh phúc để thầy trò “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trong ảnh: học sinh một trường tiểu học ở TP.HCM trong lễ khai giảng năm học 2023-2024 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Xây dựng trường học hạnh phúc để thầy trò “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trong ảnh: học sinh một trường tiểu học ở TP.HCM trong lễ khai giảng năm học 2023-2024 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Năm học 2023-2024 mới được ít tuần mà xảy ra hàng loạt vụ việc: học sinh tử vong vì điện giật; lạm thu; cô túm áo kéo lê nữ sinh ở lớp; thầy mắng trò thô tục, trường từ chối giáo dục học sinh vì phụ huynh không lên gặp; trường lục cặp, soát người học sinh...

Không thể "trăm dâu đổ đầu tằm", nhưng để xảy ra chuyện đau lòng, có trách nhiệm lớn của hiệu trưởng. Khoảng trống về tâm và tầm của người đứng đầu nhà trường làm trường chao đảo, lung lay.

1. Sâu sát trường, lớp mỗi ngày

Hiệu trưởng sâu sát trường, lớp mỗi ngày mới dự liệu (chuyện chẳng lành), kịp thời ngăn ngừa; xử lý tình huống phát sinh từ giảng dạy, học tập, phục vụ (bộ phận văn phòng), phối hợp (phụ huynh, địa phương nơi trường đóng...) một cách tối ưu. 

Được thế, chuyện lớn thành chuyện nhỏ, việc nhỏ thì anh em "nói nhỏ" cùng nhau. Trong trường ấm, ngoài trường ắt yên!

Chứ ai lại để mỗi ngày học sinh đến trường bị lục cặp, soát người, trò bức xúc mà hiệu trưởng... bình thường. Đến khi báo chí ầm ầm phê phán, mới hứa thay đổi.

2. Dạy giỏi một môn học, biết nhiều môn học

Hiệu trưởng dạy hay, giáo viên, học sinh mới "tâm phục, khẩu phục". Gặp bài học khó, chuyên đề rối, hiệu trưởng dạy minh họa; giáo viên than dạy tích hợp, hiệu trưởng dạy mẫu. Hiệu trưởng "say" chuyên môn sẽ truyền cảm hứng đến mọi thành viên nhà trường - tiền đề cho "dạy thật tốt, học thật tốt".

Hiệu trưởng hiểu khó khăn dạy - học trong mỗi giai đoạn là gì, đâu là nút thắt cần gỡ, đâu là điểm nhấn để khi kích hoạt là vỡ òa sáng tạo. 

Mỗi dịp trao đổi chuyên môn, mỗi lời phê của hiệu trưởng trong giáo án, từng góp ý của hiệu trưởng với học sinh phải đong đầy. Thầy cô hiệu trưởng giỏi một môn, biết nhiều môn học, yêu chuyên môn thì khoảng trời, sân trường, lớp học luôn xanh vui.

3. "Có thực mới vực được đạo"

Tiền đâu xây trường lớp khang trang, hiện đại? Tiền đâu tổ chức hoạt động trải nghiệm? Tiền đâu khen thưởng thầy cô, học sinh? Tiền đâu cuối năm chi thu nhập tăng thêm cho anh em?... Thu từ ngân sách được cấp còn ít, nên tranh thủ nguồn thu (hợp pháp) khác cũng là điều dễ hiểu. 

Vận động, thuyết phục phụ huynh, các nhà hảo tâm, giáo viên, nhân viên của trường, chức sắc các tôn giáo, lãnh đạo các doanh nghiệp là nghệ thuật quản lý của hiệu trưởng khi xã hội hóa.

4. Đến sớm, về muộn

Hiệu trưởng (trừ ngày đi công tác, lúc họp hành) dành thời gian trong ngày (nhiều hơn mọi người) để có mặt tại trường. Đến trường sớm, ra về muộn, hiệu trưởng sẽ bao quát tình hình, đốc thúc các bộ phận làm việc, dõi theo thầy cô ở lớp, lắng nghe tiếng "ê a" của trò từng tiết học.

5. Giữ trường lớp xanh, sạch, an toàn

Trường đẹp, hiện đại, ai cũng mong, nhưng "liệu cơm gắp mắm". Hiệu trưởng ưu tiên chăm lo sân trường, lớp học, phòng học bộ môn, phòng y tế, thư viện... ngăn nắp, vệ sinh, hoạt động hiệu quả. 

Hiệu trưởng cần dốc lòng cùng nhà trường lo cho cây trường xanh tốt, cho sách báo thư viện phong phú, cho đủ thuốc men sơ cấp cứu ban đầu tại phòng y tế, cho tinh nhạy phòng chống cháy nổ... Trường học hạnh phúc trước hết là trường học xanh, sạch, an toàn, mà hiệu trưởng là tổng công trình sư.

6. Chăm lo cho thầy trò

Hiệu trưởng chăm lo giáo viên, học sinh, không để thầy trò buồn, mặc cảm khi gặp chuyện rủi ro, hoặc có suy nghĩ, việc làm chưa phù hợp với đạo đức nhà giáo, tuổi học trò. Khi hiệu trưởng hài hòa ứng xử, giải quyết công việc cân phân lý, tình, xây dựng tập thể nhà trường sống tích cực, hướng thiện, năng động, hợp tác - trường thay đổi, giáo viên, học sinh vững vàng hơn mỗi ngày.

7. Đọc sách báo mỗi ngày

Hiệu trưởng coi nghiên cứu công văn, hướng dẫn, đọc sách, báo là việc phải làm cần thiết mỗi ngày. Hiệu trưởng, bằng nêu gương, lan tỏa thói quen đọc sách đến thầy trò trong trường. Một nhà trường tốt là nhà trường chăm đọc sách.

8. Không tính toán thiệt hơn

Cái được của hiệu trưởng cao cả lắm: trưởng thành của giáo viên, tiến bộ của học sinh, tin tưởng của phụ huynh, ghi nhận của cấp trên, trường mình phụ trách ngày mỗi lớn lên.

Sá chi phần trăm hoa hồng đen, chớ nhúng chàm chuyện "bán - mua" trong trường học, hiệu trưởng "nhẹ tênh" lo "tiên học lễ, hậu học văn".

Đào tạo, bồi dưỡng hiệu trưởng có tiến hành song còn cào bằng, "hành chính" hóa, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa thật sự giúp hiệu trưởng vững vàng với trọng trách. 

Nói giáo dục đặc thù, mà khi đào tạo hiệu trưởng lại "đồng phục" như đào tạo cán bộ quản lý các ngành khác. Rồi đâu đó vẫn còn những dư luận về chuyện bổ nhiệm, điều động hiệu trưởng, không ít nơi nặng "tiền tệ", "quan hệ".

Đánh giá hiệu trưởng vừa xơ cứng lại thiếu nghiêm khắc. Một bộ phận hiệu trưởng ngại rèn luyện, lười tự học.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thì yêu cầu của mọi yêu cầu là phát triển đội ngũ nhà giáo. Thủ lĩnh tại từng trường học là hiệu trưởng. Gỡ nút thắt gây bất cập, rối rắm, ồn ào chuyện trường như vừa qua, cần tập trung vào người đứng đầu nhà trường.

Tám điều nói cùng hiệu trưởng, mong lắm thầy cô lưu tâm. Hãy trui rèn để hiệu trưởng hiện thực hóa "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui".

Quả ngọt từ việc thầy trò chăm đọc sách

Khi đọc câu chuyện học sinh cúi đầu chào bác bảo vệ, tôi dùng ngữ liệu này gợi ý nhóm giáo viên văn ra đề kiểm tra.

Như được khơi trúng mạch, trò hào hứng làm bài kiểm tra và đạt kết quả cao. Nhưng quan trọng hơn, sau bài kiểm tra, học sinh trường tôi sau đó làm theo, không những khoanh tay chào bác bảo vệ mà còn giúp bác đẩy xe rác sau khi vệ sinh trường học.

Đó là quả ngọt của việc hiệu trưởng và các thầy cô, học sinh chăm đọc sách, rồi áp dụng những điều hay của sách vở vào thực tế cuộc sống, học tập.

Thu quỹ phụ huynh "khủng": Hiệu trưởng không thể vô canThu quỹ phụ huynh 'khủng': Hiệu trưởng không thể vô can

Câu chuyện thu quỹ phụ huynh 'khủng' ở Trường tiểu học Hồng Hà, quận Bình Thạnh, TP.HCM đang gây bức xúc dư luận.

Xem thêm: mth.77864818080013202-oab-gnod-auq-id-gnourt-ueih-gnuc-ueid-8/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“8 điều cùng hiệu trưởng đi qua dông bão”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools