vĐồng tin tức tài chính 365

Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng chưa từng có

2023-10-08 09:59
Mô phỏng lỗ thủng tầng ozone năm nay mở ra trên Nam Cực, dựa trên dữ liệu do vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ châu Âu thu thập - Nguồn: ESA

Mô phỏng lỗ thủng tầng ozone năm nay mở ra trên Nam Cực, dựa trên dữ liệu do vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ châu Âu thu thập - Nguồn: ESA

Các chuyên gia cho rằng lỗ thủng này trong tầng ozone - lá chắn bảo vệ Trái đất - có thể do vụ phun trào núi lửa Tonga vào đầu năm 2022, theo trang tin Live Science.

Năm 1985, các nhà nghiên cứu phát hiện những lỗ thủng lớn xuất hiện ở tầng ozone phía trên các vùng cực của Trái đất. Giai đoạn này, Chlorofluorocarbons (CFC) - một loại hóa chất phổ biến được sử dụng trong bình xịt, vật liệu đóng gói và tủ lạnh - bị xem là thủ phạm làm suy giảm tầng ozone.

Năm 1989, cộng đồng quốc tế cấm CFC, giúp nồng độ ozone phục hồi theo thời gian.

Tuy nhiên lượng ozone phía trên các cực vốn đã hạn chế, nên khi không khí lạnh tạo ra các đám mây tầng bình lưu vùng cực (PSC - những đám mây cực cao được tạo thành từ các tinh thể băng nhỏ đôi khi có màu cầu vồng) càng làm cạn kiệt tầng ozone. Do đó, nhiều khoảng trống trong tầng ozone vẫn hình thành phía trên các vùng cực trong những tháng mùa đông ở mỗi bán cầu.

Bà Antje Inness, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dự báo thời tiết tầm trung châu Âu, cho biết: “Lỗ thủng tầng ozone năm 2023 đã bắt đầu sớm và phát triển nhanh chóng kể từ giữa tháng 8”. Bà nói thêm rằng đây là "một trong những lỗ thủng tầng ozone lớn nhất được ghi nhận".

Các nhà nghiên cứu cho rằng lỗ thủng quá lớn có thể là do vụ phun trào của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở dưới nước gây ra. Sức nổ của núi lửa này mạnh hơn 100 quả bom ở Hiroshima và tạo ra đợt phun trào cao nhất từng được ghi nhận khi nó đạt đỉnh vào tháng 1-2022.

Hơn 50 triệu tấn nước đã được phóng lên tầng trên của bầu khí quyển, làm tăng thêm 10% lượng nước trong khí quyển. Tháng 8-2022, một nhóm nhà khoa học cảnh báo vụ phun trào có thể phá hủy tầng ozone theo cách tương tự như CFC.

Các nhà nghiên cứu của ESA cho biết mặc dù lỗ thủng tầng ozone hiện tại là một trong những lỗ lớn nhất từng thấy, nhưng mọi người không cần hoảng sợ. Vì khu vực bên dưới lỗ thủng tầng ozone phần lớn không có người ở và nó sẽ đóng lại hoàn toàn trong vòng vài tháng. 

Họ nói thêm rằng nếu mức CFC vẫn ở mức thấp, tầng ozone sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2050.

Tầng ozone là một dải khí quyển của Trái đất nằm ở độ cao từ 15 đến 30 km so với mặt đất và là nơi có nồng độ ozone (một loại phân tử oxy có ba nguyên tử thay vì hai) cao.

Tầng ozone ngăn chặn mức độ có hại của tia cực tím (UV) từ Mặt trời, giúp các dạng sống khác nhau, bao gồm cả con người, tồn tại.

Nhóm hợp chất làm suy giảm tầng ozone, gây ra mối đe dọa đối với khí hậuNhóm hợp chất làm suy giảm tầng ozone, gây ra mối đe dọa đối với khí hậu

Một nhóm chlorofluorocarbons (CFC) gồm 5 hợp chất hữu cơ halogen oxi hóa, trong đó có carbon, clo và flo, đã tăng đáng kể trong bầu khí quyển của Trái Đất từ năm 2010-2020.

Xem thêm: mth.24151318080013202-oc-gnut-auhc-gnor-om-cuc-man-o-enozo-gnat-gnuht-ol/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực mở rộng chưa từng có”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools