Nghiên cứu mới tại Đại học George Washington đăng trên tạp chí Frontiers in Microbiology vào tháng 9 năm nay nói về điều này.
Theo đó, da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể con người. Nó có vai trò bảo vệ, là rào cản vật lý chống lại các yếu tố môi trường, vừa là rào cản miễn dịch, làm giảm tác động của chấn thương và nhiễm trùng.
Da còn có chức năng điều nhiệt, ngăn ngừa mất nước, điều chỉnh nhiệt độ và hỗ trợ tổng hợp vitamin D.
Hệ vi sinh vật trên da là một cộng đồng đa dạng gồm hàng triệu vi khuẩn, nấm, vi rút và ký sinh trùng sống trên bề mặt da của con người. Hệ vi sinh vật này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh, duy trì độ ẩm và độ pH của da, tham gia vào quá trình miễn dịch và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Nhưng hệ vi sinh vật trên da có thể liên quan đến nhiều bệnh lý da như viêm da dị ứng, mụn trứng cá, viêm da tiết bã, chàm, vảy nến và cả các bệnh lý hệ thống như tiểu đường, béo phì, hen suyễn và bệnh tim mạch.
Do đó, việc duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh vật trên da (vi sinh vật có lợi - vi sinh vật có hại) là rất cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người.
Thành phần của hệ vi sinh vật trên da khác nhau ở các vùng da khô, ẩm và nhờn. Các "điểm nóng" ẩm nhờn bao gồm sau tai, kẽ ngón chân và rốn thường ít được rửa sạch hơn so với da trên cánh tay hoặc chân và do đó có thể chứa nhiều loại vi khuẩn khác nhau.
129 sinh viên tình nguyện tham gia nghiên cứu đã thu thập mẫu vi khuẩn của chính họ bằng cách lau một số điểm ẩm và nhờn nhất định (sau tai, giữa các ngón chân và rốn). Họ cũng thu thập mẫu từ những vùng da khô như bắp chân và cẳng tay.
Sau đó, các sinh viên trích xuất và giải trình tự DNA trong các mẫu da để so sánh các vi khuẩn sống ở các vùng ẩm nhờn với các vi khuẩn trên vùng da khô.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cẳng tay và bắp chân (thường được làm sạch kỹ lưỡng hơn khi tắm) có nhiều vi khuẩn lành mạnh hơn so với các mẫu lấy ở vùng da ẩm nhờn. Hệ vi sinh có hại chiếm ưu thế gây ra các bệnh về da như chàm hoặc mụn trứng cá.
Như vậy, thói quen vệ sinh có thể thay đổi vi khuẩn sống trên da của bạn và từ đó làm thay đổi tình trạng sức khỏe của da.
6 cách để duy trì hệ vi sinh vật trên da khỏe mạnh
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da và không chứa các thành phần gây kích ứng hoặc làm mất cân bằng độ pH của da. Nên chọn các sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên, dịu nhẹ và có khả năng ủng hộ sự phát triển của các vi khuẩn có lợi cho da.
- Giữ vệ sinh các vùng da
- Tẩy tế bào chết một hoặc hai lần một tuần để loại bỏ các tế bào da chết, bụi bẩn và dầu thừa trên da. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng thẩm thấu của da và tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật trên da hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho da như vitamin A, C, E, B3, B5, omega-3, probiotic và prebiotic. Các chất dinh dưỡng này có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kích thích sản sinh collagen, duy trì độ ẩm và cân bằng hệ vi sinh vật trên da. Có thể bổ sung các chất dinh dưỡng này qua thực phẩm hoặc qua các sản phẩm dưỡng da.
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu hoặc không có bảo vệ. Ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho da bằng cách gây lão hóa sớm, ung thư da, làm mất độ ẩm và làm giảm số lượng các vi khuẩn có lợi cho da. Nên sử dụng kem chống nắng hằng ngày và che chắn da khi ra ngoài.
- Giữ cho tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng. Căng thẳng có thể gây ra nhiều vấn đề cho da như mụn trứng cá, khô da, nhờn da, nám da và làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Nên tìm cách xả stress bằng cách thư giãn, ngủ đủ giấc, tập thể dục và thiền.
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều viên uống làm trắng da, trị nám, viên uống chống nắng, thậm chí có cả tinh chất dưỡng sáng giúp da sáng rạng rỡ, trong suốt, căng mướt chỉ sau một đêm.