vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam làm được gì ở Asiad 19?

2023-10-09 09:59
Xạ thủ Phạm Quang Huy (trái) mang về huy chương vàng Asiad 19 đầu tiên cho thể thao Việt Nam - Ảnh: HUY ĐĂNG

Xạ thủ Phạm Quang Huy (trái) mang về huy chương vàng Asiad 19 đầu tiên cho thể thao Việt Nam - Ảnh: HUY ĐĂNG

Bắn súng là ngọn cờ hướng đến Olympic

Nếu chọn ra một gương mặt thành công nhất của Việt Nam tại Asiad 19, đó chắc chắn là xạ thủ Phạm Quang Huy. Anh đoạt được 1 huy chương vàng - nội dung 10m súng ngắn cá nhân, và 1 huy chương đồng - nội dung 10m súng ngắn đồng đội.

Dù chênh lệch về cấp độ giải đấu, nhưng cảm xúc mà Quang Huy mang về ở Asiad năm nay có thể so sánh với tấm huy chương vàng lịch sử của Hoàng Xuân Vinh ở Olympic 2016. Đó là cảm giác bất ngờ hoàn toàn, và vỡ òa sau cơn khát kéo dài.

Phải đến ngày thi đấu thứ 5 của Asiad 19, thời điểm nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia… đã có huy chương vàng, Phạm Quang Huy mới giúp người hâm mộ Việt Nam được tận hưởng niềm vui tương tự. Dù rằng trước đó anh không hề được điểm mặt chỉ tên là niềm hy vọng của đoàn thể thao nước nhà.

Ngoài Quang Huy, Phan Công Minh, Lại Công Minh (cùng đội đoạt huy chương đồng nội dung 10m súng ngắn đồng đội), Ngô Hữu Vương (huy chương bạc nội dung 10m bia di động) và Trịnh Thu Vinh (vào chung kết 10m súng ngắn cá nhân nữ) cũng mang đến thành công nhất định cho đội bắn súng Việt Nam.

Hầu hết họ đều còn trẻ. Trừ Ngô Hữu Vương (34 tuổi), những cái tên kể trên đều từ 27 tuổi trở xuống. Với một môn thể thao đòi hỏi kinh nghiệm, sự từng trải và tâm lý vững vàng như bắn súng, Thu Vinh hay Quang Huy hứa hẹn sẽ còn xuất sắc hơn trong tương lai, đủ sức gánh vác kỳ vọng ở đấu trường Olympic.

HLV Hàn Quốc Park Chung Gun của tuyển bắn súng Việt Nam cho biết từ năm 2012, luật bắn súng thay đổi khiến các trận chung kết của môn thể thao này chuyển sang đấu loại từng người. Với thể thức này, bắn súng càng tăng thêm tính bất ngờ, trở thành một môn thể thao mà các VĐV hàng đầu thế giới cũng không thể đảm bảo chắc tấm huy chương.

Đội điền kinh tiếp sức 4x400 nữ không thể mang về huy chương như ở Giải vô địch châu Á hồi tháng 7 - Ảnh: QUÝ LƯỢNG

Đội điền kinh tiếp sức 4x400 nữ không thể mang về huy chương như ở Giải vô địch châu Á hồi tháng 7 - Ảnh: QUÝ LƯỢNG

Âu lo cho điền kinh, bơi lội 

Điền kinh và bơi lội luôn là 2 môn thể thao đáng chú ý nhất của các kỳ đại hội thể thao. Ở SEA Games vài năm gần đây, thể thao Việt Nam chứng tỏ vị thế khi luôn nằm trong 2 đoàn thể thao đứng đầu của 2 môn thể thao này.

Với bơi lội, Việt Nam chỉ xếp sau Singapore về tổng số huy chương. Và ở đường chạy điền kinh, Việt Nam cùng Thái Lan luân phiên ngôi vị dẫn đầu.

Nhưng đến Asiad năm nay, đội điền kinh Việt Nam hoàn toàn bị Thái Lan, Singapore, Philippines và cả Malaysia vượt mặt. Bốn quốc gia nói trên đều giành được huy chương ở nhiều nội dung trong môn thể thao mệnh danh nữ hoàng.

Có thể thông cảm một phần cho điền kinh Việt Nam hiện tại, khi dàn ngôi sao Nguyễn Thị Huyền, Bùi Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Oanh đều đã có tuổi, gần như đã tham dự kỳ Asiad cuối cùng trong sự nghiệp. Trong khi lứa kế cận lại chưa thực sự xuất hiện những cái tên nổi bật.

Huy Hoàng dù giành hai huy chương đồng nhưng thành tích vẫn chưa bằng Asiad 18 - Ảnh: HUY ĐĂNG

Huy Hoàng dù giành hai huy chương đồng nhưng thành tích vẫn chưa bằng Asiad 18 - Ảnh: HUY ĐĂNG

Ở môn bơi lội, Huy Hoàng đã có cú trở lại ngoạn mục với 2 tấm huy chương đồng các nội dung 400m và 800m tự do, sau khi thất bại trên đường đua 1.500m tự do sở trường nhất của anh. Nhưng thành tích này vẫn là đi thụt lùi so với 1 bạc, 1 đồng mà Huy Hoàng làm được 5 năm trước.

Trong khi đó, Hưng Nguyên và Thanh Bảo - 2 đồng đội của Huy Hoàng từ Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ - lại đang đi thụt lùi so với đà thăng tiến những năm qua. Đây là sự đi xuống đáng báo động với đội bơi, càng đáng tiếc hơn khi Việt Nam sở hữu một dàn kình ngư hùng hậu thời hậu Ánh Viên.

Bóng chuyền nữ Việt Nam (áo xanh) là điểm sáng của Asiad 19 - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Bóng chuyền nữ Việt Nam (áo xanh) là điểm sáng của Asiad 19 - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Điểm sáng bóng chuyền nữ 

Để nói về một môn không đem về huy chương nhưng vẫn mang đến nhiều niềm vui, sự hứng khởi thì chắc chắn phải nhắc đến bóng chuyền nữ. Từ trước Asiad 19, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã gây được nhiều tiếng vang nhờ những thành công ở đấu trường khu vực và quốc tế.

Trong đó phải nhắc đến Giải bóng chuyền nữ vô địch châu Á 2023, diễn ra chỉ vài tuần trước Asiad. Khi đó, đoàn quân của HLV Nguyễn Tuấn Kiệt đã lần đầu vào đến bán kết mà trận đấu bản lề là chiến thắng bất ngờ trước Hàn Quốc.

Đến Asiad 19, tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam làm nên lịch sử khi có lần đầu nằm trong top 4 của đại hội. Những chiến thắng đó mang đến rất nhiều cảm xúc, và rõ ràng thu hút sự quan tâm của đông đảo người hâm mộ.

Tất nhiên, tinh thần và lối đánh của các tuyển thủ cũng là yếu tố để kéo khán giả đến xem. Sau nhiều năm được trui rèn cả về tố chất và bản lĩnh, qua kỳ Asiad năm nay có thể thấy trình độ của bóng chuyền nữ Việt Nam đã tiệm cận với các nước mạnh ở châu Á. Dĩ nhiên, khoảng cách giữa tuyển Việt Nam với Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan vẫn còn khá xa.

Nhưng những điểm sáng mà họ thể hiện không chỉ ở Asiad mà còn ở các giải trước đó, mang đến hy vọng về việc họ sẽ có tiến bộ nhiều hơn. Tuy nhiên, việc quan trọng là phải duy trì được công tác đào tạo trẻ thường xuyên và lâu dài. Đó là điều mà bản thân HLV Nguyễn Tuấn Kiệt đã trăn trở trong một lần trả lời phỏng vấn với báo chí ở Asiad.

Khi đó, ông có nói rằng: "Qua những giải đấu thế này, ta có thể thấy bóng chuyền nữ Việt Nam có rất nhiều VĐV tốt, có tiềm năng. Thế nhưng, việc đầu tư đến bây giờ có thể nói là hơi chậm. Các VĐV đội tuyển hiện tại đa số là 25 - 27 tuổi. Còn các VĐV trẻ, sinh vào khoảng năm 2005, tới giờ vẫn chưa có ai thật sự nổi bật. Cho nên nếu không đầu tư triệt để với các VĐV trẻ, điều này sẽ trở thành lỗ hổng lớn".

Ngoài chuyện đào tạo, việc tạo điều kiện cho các VĐV ra nước ngoài thi đấu để cọ xát cũng quan trọng không kém. Tất nhiên câu chuyện này luôn tồn tại hai mặt. Nhưng trước mắt có thể thấy mặt tốt khi Trần Thị Thanh Thúy đã tiến bộ ra sao sau nhiều lần xuất ngoại.

Dù sao, hy vọng rằng qua hàng loạt giải đấu giống như Asiad 19, bóng chuyền nữ Việt Nam đã có sẵn đà để tiếp tục hướng đến những mục tiêu cao hơn trong tương lai.

Tuyển Olympic Việt Nam (áo đỏ) lép vế trước các đối thủ mạnh như Iran, Saudi Arabia - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Tuyển Olympic Việt Nam (áo đỏ) lép vế trước các đối thủ mạnh như Iran, Saudi Arabia - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Bóng đá đìu hiu 

Từ năm 2006 đến nay, cả hai đội bóng đá nam và nữ Việt Nam mới lại cùng dừng bước tại vòng bảng của một kỳ Asiad. Nói một cách vui là đã từ rất lâu rồi các phóng viên Việt Nam mới phải sớm ngừng tác nghiệp ở môn bóng đá và tập trung vào các môn thể thao khác.

Đây là kết quả có thể nói là thất vọng. Ở môn bóng đá nam, tuyển Olympic Việt Nam có 80% hy vọng đi tiếp khi có tới 4/5 đội hạng ba được lựa chọn đi tiếp (cùng với 12 đội nhất và nhì bảng). Thế nhưng, việc nằm cùng bảng với hai đội quá mạnh là Saudi Arabia và Iran đã khiến đoàn quân của HLV Hoàng Anh Tuấn thua đậm và không có được chỉ số đủ tốt.

Vì vậy, Olympic Việt Nam trở thành đội đứng chót trong số 5 đội hạng ba. Qua đó không thể vượt qua vòng bảng. Tuy nhiên, việc này có thể nói là đã được dự báo từ trước.

Đội hình của Olympic Việt Nam đa số nằm trong lứa U20. Họ chưa có nhiều kinh nghiệm trận mạc và cũng chưa dày dặn về bản lĩnh. Nhưng qua những trận đấu trước các đối thủ to cao và đẳng cấp như Saudi Arabia, Iran, hy vọng những cầu thủ trẻ này đã rút ra được nhiều bài học quý báu.

Bóng đá nữ Việt Nam chưa lấy lại được phong độ và thể lực kể từ sau World Cup - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Bóng đá nữ Việt Nam chưa lấy lại được phong độ và thể lực kể từ sau World Cup - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Còn với bóng đá nữ, từ sau World Cup, phong độ và thể lực của các cầu thủ đã phần nào đi xuống. Trong cả 3 cuộc họp báo tại vòng bảng, HLV Mai Đức Chung liên tục than thở rằng thể trạng của người phụ nữ Việt Nam không kịp hồi phục khi chỉ có 1 tháng tập luyện trở về sau World Cup.

Ông cũng nhắc đi nhắc lại rằng đội hình của tuyển nữ Việt Nam ở Asiad 19 thiếu vắng nhiều trụ cột như Huỳnh Như, Chương Thị Kiều.

Ngoài ra, thực lực của các cầu thủ cũng vẫn kém khá xa các đội top đầu châu Á, thể hiện qua việc họ thua Nhật Bản tới 0-7. Chính Nhật Bản sau đó giành huy chương vàng Asiad 19.

Nhìn chung ở Asiad 19, bóng đá là một trong những môn gây thất vọng. Tuy nhiên, cũng không quá thất vọng đến mức phải chỉ trích nhiều. Vì hầu như cả đội nam và đội nữ đều rơi vào các bảng đấu bất lợi và nhân sự thì không ở trong trạng thái ổn định nhất.

Các cô gái cầu mây Việt Nam (áo vàng) mang về 1 trong 3 huy chương vàng cho Việt Nam - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Các cô gái cầu mây Việt Nam (áo vàng) mang về 1 trong 3 huy chương vàng cho Việt Nam - Ảnh: ĐỨC KHUÊ

Một kỳ Asiad thiếu cảm xúc!

Kết thúc Asiad 19, Việt Nam giành được 3 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và 19 huy chương đồng. Trên bảng tổng sắp chung cuộc, Việt Nam đứng thứ 21 châu Á, thứ 6 Đông Nam Á.

Những con số chỉ là một phần của cuộc chơi. Trong 3 tấm huy chương vàng Việt Nam đạt được, chỉ mình bắn súng là nội dung chính thức của Olympic.

Với cầu mây, tấm huy chương vàng đội 4 người nữ dù mãn nhãn và giàu cảm xúc nhưng lại không thật "đã". Đơn giản vì "nhà vua" môn cầu mây là Thái Lan không tham dự nội dung này.

Còn với nội dung kata (diễn quyền) đồng đội nữ, số lượng quốc gia tham dự vỏn vẹn chỉ là… 4, bao gồm Việt Nam, Malaysia, Campuchia và Brunei. Chưa cần thi đấu, đội đã chắc chắn có huy chương. Bản thân karatedo chỉ mới được đưa vào Olympic ở Tokyo 2020 nhờ nước Nhật là chủ nhà, và chỉ gồm toàn các nội dung kumite (đấu đối kháng).

Tham dự Asiad với 337 vận động viên, tranh tài ở 31 môn và phân môn, nhưng rồi chỉ một mình Phạm Quang Huy - và phần nào đó là đội bóng chuyền thực sự tạo ra được những màn trình diễn đẳng cấp, khiến người hâm mộ châu lục phải ngả mũ thán phục. Chừng đó là quá ít với thể thao Việt Nam!

Bế mạc Asiad 19, trao cờ chuyển tiếp cho Nhật BảnBế mạc Asiad 19, trao cờ chuyển tiếp cho Nhật Bản

Sau hơn hai tuần tranh tài sôi nổi, Asiad 19 đã chính thức khép lại vào tối 8-10. Phó thị trưởng Hàng Châu Chen Weiqiang tuyên bố: "Chúng tôi đã tổ chức Đại hội thể thao châu Á thành công nhất trong lịch sử".

Xem thêm: mth.93414101090013202-91-daisa-o-ig-coud-mal-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam làm được gì ở Asiad 19?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools