Tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) khám phá mặt trăng Europa của sao Mộc và bay qua cột hơi nước khổng lồ phun lên từ bề mặt băng, có độ cao lên tới 160 km, theo phân tích mới từ dữ liệu của tàu Galileo. Phát hiện được công bố trong buổi họp báo trực tuyến được NASA tổ chức lúc 0h ngày 11/10 (theo giờ Việt Nam).
Nếu những mạch nước phun này phổ biến trên Europa, các sứ mệnh mà NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sắp thực hiện có thể bay qua và tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong nước biển có nguồn gốc từ đại dương ngầm rộng lớn chứa lượng nước nhiều gấp đôi tất cả đại dương trên Trái đất gộp lại.
Tàu vũ trụ Galileo đã dành 8 năm bay quanh quỹ đạo sao Mộc và bay qua Europa, thiên thể lớn ngang mặt trăng, ở khoảng cách gần nhất vào ngày 16/12/1997. Khi tàu thăm dò hạ xuống độ cao dưới 400 km, cảm biến trên tàu bị giật do tín hiệu bất ngờ mà các nhà khoa học lúc đó không thể lý giải.
Trong nghiên cứu mới, các tác giả mô tả quá trình họ xem xét lại dữ liệu của tàu Galileo sau khi hình ảnh truyền về Trái đất từ kính viễn vọng vũ trụ Hubble năm 2016 chỉ ra dường như có cột nước phun trên bề mặt Europa. Họ nhận thấy cột nước phun bất ngờ từ mặt trăng sao Mộc có thể giúp giải thích kết quả đo kỳ lạ của tàu thăm dò Galileo.
Các nhà thiên văn học đã xác định được khí CO2 ở một khu vực cụ thể trên bề mặt băng giá của Europa. Dữ liệu cho thấy, lượng carbon này có thể có nguồn gốc từ đại dương dưới bề mặt. Hơn nữa, nó có khả năng được lắng đọng trong khoảng thời gian gần đây về mặt địa chất. Phát hiện mới này làm tăng khả năng Europa có điều kiện thích hợp cho sự sống. Bốn trong số sáu nguyên tố xuất hiện trong sự sống trên Trái đất đã được tìm thấy trên Europa bao gồm carbon, hydro, oxy và lưu huỳnh.
Mặt trăng Europa của sao Mộc hầu như không phải nơi phù hợp cho sự sống tồn tại. Nhiệt độ bề mặt không bao giờ vượt quá -160°C. Nếu sự sống xuất hiện trên sao Mộc, nó có thể tập trung quanh mạch thủy nhiệt ở đáy đại dương trong bóng đêm lạnh lẽo vĩnh cửu.
Xem thêm: nhc.529001041310132881-com-oas-nert-gnos-us-tev-uad-yaht-mit-asan-hnit-ev/nv.fefac