vĐồng tin tức tài chính 365

Thương mại toàn cầu hụt hơi

2023-10-16 08:46
Lao động trong nhà máy dệt may ở Quý Châu, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Lao động trong nhà máy dệt may ở Quý Châu, Trung Quốc - Ảnh: AFP

Trong báo cáo Triển vọng thương mại toàn cầu tháng 10-2023, cơ quan thương mại có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) đã giảm một nửa dự báo tăng trưởng thương mại hàng hóa toàn cầu trong năm nay với lý do lạm phát dai dẳng, lãi suất cao hơn, nền kinh tế Trung Quốc chậm lại và cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

Không bất ngờ

Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo sự sụt giảm này đặc biệt đáng lo ngại vì nó sẽ tác động đến mức sống của người dân khắp thế giới, đặc biệt là các nước nghèo.

WTO ước tính khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ chỉ tăng 0,8% trong năm 2023, chỉ bằng một nửa so với ước tính tháng 4-2023 là 1,7%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng thương mại sẽ trở lại mốc 3,3% vào năm 2024, không thay đổi so với mức dự báo 3,2% trước đó.

WTO cho rằng điều này không quá bất ngờ bởi những rủi ro đã được đề cập từ lâu như lạm phát, tăng lãi suất, sự hồi phục chậm chạp ở Trung Quốc, chiến sự Nga - Ukraine. Theo đó, khối lượng thương mại hàng hóa trong sáu tháng đầu năm 2023 giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. 

"Sự suy giảm thương mại trong nửa đầu năm 2023 liên quan đến nhiều nền kinh tế và nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là một số loại hàng hóa sản xuất như sắt thép, thiết bị văn phòng và viễn thông, dệt may", WTO nhận định.

Đến năm 2024, sự gia tăng thương mại các mặt hàng có chu kỳ kinh doanh, như máy móc và hàng tiêu dùng lâu bền, sẽ kéo theo thương mại toàn cầu tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Sự điều chỉnh được WTO đưa ra trong bối cảnh xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa bắt đầu sụt giảm từ cuối năm ngoái, theo báo Financial Times. Tuần trước, Cục Phân tích chính sách kinh tế Hà Lan cho biết khối lượng thương mại toàn cầu đã giảm 3,2% trong tháng 7 so với năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ những tháng đầu của đại dịch COVID-19 vào tháng 8-2020.

Dự báo của WTO không bao gồm các dịch vụ nhưng tổ chức này cho biết mức tăng trưởng đang giảm dần sau khi du lịch quốc tế phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022. Thương mại dịch vụ thương mại toàn cầu tăng 9% trong quý 1-2023, giảm từ mức 19% trong quý 2-2022.

Châu Á chờ 2024

Theo WTO, nhập khẩu ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu và châu Á sẽ giảm trong năm nay. Xuất khẩu dự kiến trì trệ ở châu Á và châu Âu, trong khi Bắc Mỹ dự kiến có mức tăng trưởng mạnh nhất. Tăng trưởng sẽ trở lại vào năm 2024 ở hầu hết các khu vực khi kinh tế ổn định hơn, trong đó châu Á dự kiến là khu vực có xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh nhất.

Tuy nhiên, báo cáo của WTO đã đề cập đến các dấu hiệu phân mảnh thương mại liên quan các căng thẳng trên toàn cầu, dù chưa có bằng chứng nào về quá trình phi toàn cầu hóa ở quy mô rộng. 

Chẳng hạn tỉ trọng hàng hóa trung gian trong thương mại thế giới - một chỉ số về hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu - đã giảm xuống 48,5% trong nửa đầu năm 2023, thấp hơn mức trung bình 51% trong ba năm trước đó. Điều này cho thấy chuỗi cung ứng có thể đã thu hẹp lại.

Ralph Ossa, nhà kinh tế trưởng của WTO, nhận định dù dữ liệu cho thấy hàng hóa tiếp tục được sản xuất thông qua các chuỗi cung ứng phức tạp nhưng "mức độ của các chuỗi này có thể đã chững lại, ít nhất là trong ngắn hạn". 

Một ví dụ được Financial Times đưa ra cho thấy do căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, thương mại của các đối tác song phương châu Á với Mỹ về linh kiện và phụ kiện, một yếu tố quan trọng đối với hàng hóa trung gian, đã giảm xuống 38% trong nửa đầu năm 2023, từ mức 43% của cùng kỳ năm 2022.

"Sự phân mảnh kinh tế toàn cầu sẽ chỉ làm cho những thách thức trở nên tồi tệ hơn, đó là lý do tại sao các thành viên WTO phải nắm bắt cơ hội để củng cố khuôn khổ thương mại toàn cầu bằng cách tránh chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy một nền kinh tế toàn cầu linh hoạt và toàn diện hơn" - bà Okonjo-Iweala nhận định.

Theo nữ lãnh đạo của WTO, nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các nước nghèo, sẽ gặp khó khăn trong việc phục hồi nếu không có một hệ thống thương mại đa phương ổn định, cởi mở, có thể dự đoán được, dựa trên luật lệ và công bằng.

Bà cũng kêu gọi củng cố tài chính thương mại cho các doanh nghiệp nhỏ để giúp họ tham gia chuỗi cung ứng, nhấn mạnh rằng 50% thương mại toàn cầu được thực hiện thông qua chuỗi cung ứng.

Lo xung đột Israel - Hamas lan rộng

Tuần trước, bà Ngozi Okonjo-Iweala đã lo ngại rằng cuộc xung đột Israel - Hamas nếu lan rộng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dòng thương mại toàn cầu vốn đang lao đao bởi các vấn đề như lãi suất tăng, chiến sự Nga - Ukraine...

"Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là xung đột sẽ lan rộng, bởi vì điều đó sẽ có tác động thực sự lớn đến thương mại. Chúng tôi hy vọng nó sẽ kết thúc vì nó tạo ra sự bất ổn. Đó là một đám mây đen khác ở phía chân trời", Reuters dẫn lời nhà lãnh đạo WTO.

WTO giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2023 xuống còn một nửaWTO giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu 2023 xuống còn một nửa

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giảm dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu trong năm nay xuống còn 0,8% do ảnh hưởng lạm phát toàn cầu, chiến sự ở Ukraine...

Xem thêm: mth.433542251013202-ioh-tuh-uac-naot-iam-gnouht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương mại toàn cầu hụt hơi”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools