vĐồng tin tức tài chính 365

Tháo gỡ khó khăn để logistics Việt Nam phát triển

2023-10-17 07:34

Dư địa lớn 

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á với mức tăng trưởng cao và liên tục trong những năm qua. 

Năm 2022, thương mại điện tử là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số với tốc độ tăng trưởng cao (20%) và doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Dự kiến năm 2023 với tốc độ tăng trưởng mạnh (25%), doanh thu bán lẻ thương mại điện tử sẽ đạt ước tính 20,5 tỷ USD.

Hơn nữa, sự phát triển này của thương mại điện tử cũng thúc đẩy hành vi tiêu dùng của người mua thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm qua các kênh thương mại điện tử. Sự gia tăng khối lượng giao dịch thương mại điện tử khiến nhu cầu vận tải, logistics và giao hàng tăng cao, điều này vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong những năm vừa qua cho dịch vụ logistics trong thương mại điện tử. 

Theo các chuyên gia, logistics trong thương mại điện tử được hiểu là các quy trình liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển hàng hoá, bao gồm từ quản lý hàng tồn kho, đóng gói, vận chuyển các đơn đặt hàng, và thậm chí là dịch vụ sau bán hàng như đổi trả, thu hồi, xử lý hàng. 

Đáng lưu ý, trong thương mại điện tử, người mua có thể mua sắm không giới hạn khu vực địa lý, có thể đặt mua một sản phẩm hàng hoá bất kỳ tại quốc gia khác hay vùng miền khác qua website, thông tin đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tức thời. Ngược lại, việc vận chuyển hàng hóa không thể đến tay người dùng ngay, mà sẽ vẫn cần vượt qua khoảng cách địa lý nhất định. 

Điều này được thực hiện bởi hệ thống logistics. Bởi vậy, dù các giao dịch được thực hiện trên môi trường internet nhưng dịch vụ logistics lại là mắt xích không thể thiếu để hoàn thành các đơn hàng và giao dịch. 

Không chỉ vậy, logistics còn giúp cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hoá được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, đưa hàng hóa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hóa một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. 

Kinh tế vĩ mô - Tháo gỡ khó khăn để logistics Việt Nam phát triển

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Bên cạnh đó, trong môi trường thương mại điện tử, khi khách hàng và doanh nghiệp giao tiếp với nhau qua internet, việc tạo dựng uy tín và niềm tin rất khó khăn. Do vậy, logistics thương mại điện tử sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của doanh nghiệp với mục tiêu cơ bản là giao đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng địa điểm và thời gian tới đúng khách hàng, giúp đạt được mục đích cuối cùng là tạo lợi thế cạnh tranh, tạo uy tín của doanh nghiệp với người mua hàng.

Còn tồn tại thách thức

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN sau Singapore, Malaysia và Thái Lan.

Còn theo đánh giá của Agility, năm 2022, Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tốc độ phát triển hằng năm của ngành logistics Việt Nam đạt từ 14-16%, quy mô 40-42 tỷ USD/năm.

Số doanh nghiệp logistics ở Việt Nam cũng tăng nhanh về số lượng. Đến nay, có khoảng trên 3.000 doanh nghiệp vận tải và logistics trong nước và khoảng 25 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới hoạt động cung cấp các dịch vụ từ khâu làm thủ tục vận chuyển hàng hóa cho đến khâu đóng thuế hay thanh toán…

Tại Hội nghị Logistics 2023 với chủ đề "Logistics Việt Nam - Con đường phía trước" do Báo Đầu tư và Công ty SLP Vietnam tổ chức đầu tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, mặc dù lĩnh vực logistics của Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và đạt các kết quả tích cực nhưng Thứ trưởng Trần Duy Đông cho rằng trên thực tế vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức.

Cụ thể như thể chế, chính sách đối với lĩnh vực logistics chưa đồng bộ. Về khung khổ pháp lý với ngành logistics, đã có nhiều văn bản được ban hành, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo.

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics còn hạn chế, không đồng bộ, chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Việt Nam cũng còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất.

Hoạt động của các doanh nghiệp logistics còn hạn chế trên các mặt quy mô hoạt động, vốn, nguồn nhân lực, hoạt động manh mún, thiếu kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp…

Và cuối cùng là nguồn nhân lực phục vụ cho dịch vụ logistics qua đào tạo bài bản còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu.

Những điều này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển ngành logistics Việt Nam trong tương lai. Và vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao tận dụng được cơ hội để đưa logistics trở thành một ngành kinh tế quan trọng, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa đủ sức cạnh tranh quốc tế, đồng thời theo kịp xu hướng phát triển chung của thế giới là logistics xanh, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng 

Dù ngành logistics Việt Nam được đánh giá có tiềm năng, tuy nhiên, tại Hội nghị, các diễn giả cho rằng cần khắc phục những hạn chế chủ quan và những trở lực khách quan để ngành logistics có thể phát triển như kỳ vọng.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cho biết, một xu hướng rất rõ hiện nay trong ngành logistics là đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp trong ngành cần thấy rất rõ xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, những thành tựu khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo trong việc quản lý đơn hàng, quản lý vận tải, quản lý cảng biển.

Xu hướng khác là xanh hóa chuỗi cung ứng, có nghĩa là doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu về giảm phát thải, thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thương mại trong giai đoạn tới và tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung ứng logistics đều phải đáp ứng yêu cầu xanh hóa, từ vận tải xanh, bao bì xanh, kho bãi xanh, quản lý dữ liệu logistics xanh…

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics. Tuy những năm gần đây, do tác động của đại dịch Covid-19 và biến động chính trị toàn cầu, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng xu thế đang dần tích cực hơn.

Kinh tế vĩ mô - Tháo gỡ khó khăn để logistics Việt Nam phát triển (Hình 2).

Để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Hiện nay Chính phủ đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp, đặc biệt là hoàn thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và xuất khẩu, đồng thời tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, như kinh tế xanh, kinh tế số… nhằm đạt mức tăng trưởng cao nhất mà kế hoạch năm 2023 đề ra.

Để ngành logistics phát triển, cơ sở hạ tầng là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong hai năm qua, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm, các tuyến đường cao tốc quan trọng, kết nối vùng miền đã được xây dựng và hoàn thành. Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2025, hoàn thành 3.000 km đường cao tốc, và đến 2030, hoàn thành 5.000 km đường cao tốc. Cùng với đó là các tuyến đường ven biển, sân bay, các cảng biển,…

Đây là những điều kiện cần và đủ để Việt Nam có thể phát triển ngành logistics trong tương lai. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu cắt giảm chi phí logistics, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chúng ta còn nhiều việc phải làm.

Thứ nhất, phải tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, bao quát toàn diện các dịch vụ logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics...

Thứ hai, Nhà nước cần hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, tiếp tục rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics. Thu hút đầu tư các trung tâm logistics quy mô lớn, tập trung, theo vùng giúp lưu trữ, bảo quản hàng hóa trong thời gian dài từ đó phát luồng phân phối đi các nơi.

Thứ ba, để xây dựng nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, đòi hỏi phải có sự tham gia và cam kết tích cực của các bên liên quan, bao gồm Chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty logistics và trường dạy nghề.

Đặc biệt, để xác định chính xác nhu cầu lao động và tuyển dụng, Nhà nước cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics, hỗ trợ các trường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics...

Thứ tư, về phía các doanh nghiệp logistics, cần xây dựng chiến lược kinh doanh, thực hiện liên kết chiến lược, liên doanh với các đối tác hoặc hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp để tạo ra các doanh nghiệp mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên, ngành logistics Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Hương Anh (t/h)

Xem thêm: lmth.153136a-neirt-tahp-man-teiv-scitsigol-ed-nahk-ohk-og-oaht/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tháo gỡ khó khăn để logistics Việt Nam phát triển”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools