vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao không có triệu chứng suy thận, đi khám thì phát hiện giai đoạn muộn?

2023-10-19 14:52
Lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều muối... là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận - Ảnh: THU HIẾN

Lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ăn nhiều muối... là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận - Ảnh: THU HIẾN

Bác sĩ Lê Thị Đan Thùy - trưởng khoa nội thận lọc máu Bệnh viện Bình Dân - cho biết thận có chức năng gồm thải nước, chất độc và tạo ra một số nội tiết trong cơ thể. Người mắc bệnh suy thận thì các chức năng này sẽ mất đi.

Hiện nay suy thận sẽ chia thành 5 giai đoạn từ 1 đến 5. Mức độ 5 là mức độ nặng nhất người bệnh cần phải lọc máu, lọc màng bụng hoặc ghép thận.

Người mắc suy thận trong độ tuổi từ 20 đến 40 được đánh giá là trẻ.

“Suy thận ở người trẻ tăng lên đột biến, trước đây chiếm 6% trong bệnh nhân suy thận, nhưng gần đây đặc biệt tại bệnh viện tỉ lệ người trẻ suy thận rất nhiều.

Nguyên nhân dễ dẫn đến suy thận như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút, sử dụng thuốc giảm đau, thuốc đông y, thực phẩm chức năng không hợp lý...

Ngoài ra, các bệnh lý ngoại khoa ở đường tiết niệu như: nhiễm trùng, bệnh bẩm sinh đường tiết niệu cũng là nguyên nhân gây suy thận”, bác sĩ Thùy chia sẻ.

Theo bác sĩ Thùy, suy thận mạn là một bệnh lý thường được phát hiện muộn do những tổn thương tiến triển âm thầm, hầu hết người bệnh không tự phát hiện khi suy thận ở mức độ nhẹ. Đa số phát hiện ở giai đoạn muộn.

Tập thể dục, thể thao có lợi cho sức khỏe tim mạch, hô hấp, hệ thần kinh, bảo vệ thận.

Ở những người suy thận, thể thao vừa phải còn giúp tình trạng suy thận diễn tiến chậm hơn. Tuy nhiên, nếu tập thể dục thể thao quá sức có thể ảnh hưởng chức năng thận.

"Cụ thể tập thể dục thể thao vừa phải là với những môn thể thao nhẹ như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, trung bình 150-300 phút/tuần. Với những môn nặng hơn tập 75-150 phút/tuần.

Nếu tập thể thao quá sức, cơ thể sẽ giải phóng các chất gây hủy cơ làm co mạch thận, ảnh hưởng lượng máu tới thận, ảnh hưởng đến chức năng thận", bác sĩ Thùy cho hay thêm.

Bác sĩ Thùy khuyến cáo để phòng tránh suy thận nên duy trì cân nặng hợp lý, đảm bảo cân nặng không gây béo phì.

Ngoài ra, ăn thực phẩm chứa chất đạm vừa phải, chỉ nên ăn muối 5 gam/ngày, hạn chế ăn thức ăn đóng gói sẵn, loại bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, uống nước khoảng 2l/ngày.

Bệnh nhân cao huyết áp, suy thận cần giảm lượng muối, thể dục vận động vừa phải, kiểm soát huyết áp, theo dõi đường huyết.

Đặc biệt không sử dụng thuốc bừa bãi như các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, thuốc đông y không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sĩ.

Dấu hiệu nào cảnh báo suy thận?

Các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân cho biết các triệu chứng của suy thận như: Phù chân, phù tay, phù toàn thân, thường xuyên mệt mỏi, sắc da nhợt nhạt, tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít hơn bình thường, giấc ngủ không sâu, huyết áp tăng cao, đau lưng…

Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ điều trị để giữ tốt chức năng thận còn lại, tránh tự ý dùng các chất có thể làm suy thận cấp nguy hiểm tính mạng, tổn thương không hồi phục chức năng thận phải lọc máu suốt đời.

Căn bệnh suy thận không thể vắt kiệt ý chí của Huỳnh Văn SinhCăn bệnh suy thận không thể vắt kiệt ý chí của Huỳnh Văn Sinh

Mắc chứng thận hư bẩm sinh, cân nặng của chàng tân sinh viên nghèo Huỳnh Văn Sinh (ngành công nghệ thông tin, Trường đại học Khoa học Huế) chỉ nhích trên con số 30kg một tí.

Xem thêm: mth.98221356181013202-noum-naod-iaig-neih-tahp-iht-mahk-id-naht-yus-gnuhc-ueirt-oc-gnohk-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao không có triệu chứng suy thận, đi khám thì phát hiện giai đoạn muộn?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools