vĐồng tin tức tài chính 365

Hơn 100 dự án khu du lịch quy mô lớn đang nằm đắp chiếu chờ sự tháo gỡ của pháp luật

2023-10-19 19:30

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, một đạo luật rất quan trọng tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện sau thời gian thảo luận bổ sung sửa đổi và dự kiến sẽ được Quốc hội khóa 15 xem xét tại kỳ họp thứ 6 khai mạc vào tuần tới đây.

Đến thời điểm này, cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm định tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nhiều nội dung nhằm thể chế hóa Nghị quyết 18 NQTW ngày 16/6/2022 về tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ra trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Ngày 19/10, tại Hội thảo “Sửa Luật Đất đai: Tạo đất cho du lịch” do Báo Đầu tư tổ chức, các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực du lịch đã có những ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai.

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) cho biết, đất thương mại - dịch vụ mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho kinh tế - xã hội, có sức lan toả, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Tiền thuê đất có thể giúp Nhà nước có nguồn thu ổn định, lâu dài, có xu hướng tăng dần, thuế VAT thu được nhiều hơn, giải quyết việc làm.

“Chúng tôi lấy ví dụ khách sạn 5 sao, thông thường mỗi 1 phòng sẽ có tiêu chuẩn 1-3 người lao động, nếu vậy nếu có 500 phòng có thể giải quyết từ 500-1.500 việc làm”, ông Chính cho biết.

 ảnh 1

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB)

Đề cập tới các vướng mắc, ông Chính chia sẻ, về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, các quy định về đất sản xuất – kinh doanh, đất thương mại - dịch vụ được đề cập rất mờ nhạt, chưa thể hiện được vai trò của lĩnh vực này, cũng như những đóng góp của đất du lịch cho nền kinh tế.

Chưa có quy định về người nước ngoài mua bất động sản trên đất thương mại - dịch vụ để thúc đẩy phát triển, trong khi các quốc gia Đông Nam Á đã quy định từ lâu. Cần chính sách hữu hiệu để thu hút việc này để tạo nguồn thu và thu hút du khách. Ví dụ tại Malaysia có chương trình người nước ngoài mua căn hộ du lịch tại Malaysia. Đây là chương trình mà Việt Nam có thể tham khảo.

Dự thảo cũng chưa có quy hoạch lưu trú du lịch, dẫn tới nơi thừa như Phú Quốc (Kiên Giang), nơi thiếu như Cà Mau…, vì vậy nhà đầu tư chưa có cơ sở để phân bổ, lên kế hoạch đầu tư. Họ cần quy hoạch cơ sở lưu trú du lịch cả nước và mỗi tỉnh.

“Về chính sách thuê đất, doanh nghiệp đề xuất chia 2 loại, đất A chủ yếu phục vụ cho du lịch, đất B gọi là đất hỗ trợ du lịch. Khái niệm này dễ thấy tại các resort, đất xây nơi ở thì ít nhưng các khu phục vụ, cây cối, cảnh quan… thì rất nhiều. Như vậy diện tích đất A có thể trả tiền một lần, đất B thu tiền hàng năm. Tiền thuê đất này nên tính tới việc khu đất A ở mức cao, khu đất B ở mức thấp hơn…, điều này khuyến khích các khu du lịch phát triển xanh, bền vững…”, ông Chính nhấn mạnh.

Cũng đề cập tới mục tiêu tạo đất cho phát triển du lịch, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, chúng ta đặt mục tiêu tới năm 2030 trở thành cường quốc du lịch với 160 triệu lượt khách trong nước và 50-70 triệu lượt khách quốc tế. Theo đó, để đảm bảo, hạ tầng lưu trú phải có khoảng 500.000 căn phòng lưu trú.

“Chúng ta mới đạt được 1/3 hệ thống hạ tầng để phát triển kinh tế du lịch, chưa kể các loại hình dịch vụ, đặc biệt là du lịch cao cấp gần như không có. Các hạ tầng hiện có chưa thể đáp ứng được và chất lượng chưa cao”, ông Đính đánh giá.

 ảnh 2

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam

Để phát triển hạ tầng du lịch thì phải tạo điều kiện cho các nhà phát triển bất động sản du lịch. Nhưng Luật Đất đai chưa nhắc tới tên các nhà phát triển bất động sản du lịch, nhóm đối tượng này thiếu vắng từ Luật Đất đai, Luật Đầu tư và các quy định khác…

“Có khoảng hơn 100 dự án khu du lịch quy mô lớn đang nằm đắp chiếu chờ sự tháo gỡ của pháp luật. Nếu tiếp tục tình trạng này thì sẽ không khuyến khích đầu tư du lịch, làm nản lòng nhà đầu tư, ngay cả chính quyền địa phương muốn thúc đẩy đầu tư cũng sẽ gặp khó khăn”, ông Đính chia sẻ.

Góp ý về quy định thu tiền đất, theo ông Đính, nếu không nộp tiền đất một lần, thì các chủ đầu tư chưa thể tính toán được tổng mức đầu tư, cũng như gặp các vấn đề liên quan tới sở hữu (cấp giấy chứng nhận đầu tư…), hệ quả là không thể kêu gọi đầu tư, cũng như chuẩn bị được nguồn lực.

“Phải tính toán thật kỹ nếu không rào cản cũ chưa tháo được lại thêm rào cản mới”, ông Đính cho biết.

Tư Thuần

Xem thêm: lmth.990233tsop-taul-pahp-auc-og-oaht-us-ohc-ueihc-pad-man-gnad-nol-om-yuq-hcil-ud-uhk-na-ud-001-noh/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Hơn 100 dự án khu du lịch quy mô lớn đang nằm đắp chiếu chờ sự tháo gỡ của pháp luật”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools