vĐồng tin tức tài chính 365

Tin tức sáng 23-10: Lấy ý kiến cho các trường tự chọn sách giáo khoa

2023-10-23 06:22

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (ảnh minh hoạ)

Khai mạc Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV

Sáng 23-10, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt. Đợt 1 dự kiến từ ngày 23-10 đến ngày 10-11. Đợt 2 dự kiến từ ngày 20 đến ngày 28-11. Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 22 ngày.

Sau phần phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội sẽ nghe các báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo tổng hợp về ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân gửi đến kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, gồm Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi).

Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)…

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đồng thời, tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn…

Lấy ý kiến cho phép các trường tự chọn sách giáo khoa

Từ nay đến 20-12-2023, Bộ GD-ĐT lấy ý kiến về việc giao quyền chọn sách giáo khoa cho các trường - Ảnh: MINH ANH

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, để lấy ý kiến góp ý của dư luận.

Theo đó, mỗi cơ sở giáo dục phổ thông thành lập một hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập một hội đồng.

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của nhà trường gồm hiệu trưởng, hiệu phó, đại diện tổ chuyên môn; đại diện giáo viên, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh. Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa và người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia hội đồng.

Nhiệm vụ của hội đồng là tổ chức thẩm định biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên; danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn. Từ đó tổng hợp, đề xuất với người đứng đầu trường danh mục sách giáo khoa do các tổ chuyên môn lựa chọn sau khi đã thẩm định đạt yêu cầu.

Căn cứ vào kết quả của các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các trường tại địa phương, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trước 30-4 hàng năm. 

Trong quá trình sử dụng, nếu có kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh, các trường đề xuất Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra ba nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa. Thứ nhất, lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông. Thứ hai, mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện trong cơ sở giáo dục phổ thông ở mỗi khối lớp lựa chọn một sách giáo khoa. Thứ ba, việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch.

Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với điều kiện tổ chức dạy - học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này đến ngày 20-12-2023.

Thanh toán trên cổng dịch vụ công quốc gia bằng ví điện tử tăng mạnh

Theo dữ liệu từ MoMo, hiện có khoảng 2,5 triệu người dùng thanh toán qua MoMo cho hơn 90% dịch vụ hành chính công trên cổng dịch vụ công quốc gia, trong đó có khoảng 51,3% khách hàng từ 18-27 tuổi.

Có 1 triệu người dùng ví điện tử này cho các dịch vụ hành chính công, trong đó có 45,8% khách hàng từ 18-27 tuổi. So với năm 2022, thanh toán trên cổng dịch vụ công quốc gia bằng MoMo trong năm 2023 tăng 155% đối với mảng đóng các loại phí và lệ phí, tăng 315% đối với mảng nộp phạt giao thông.

Chỉ số tia cực tím vài ngày tới ra sao?

Chỉ số tia cực tím tại TP.HCM hôm nay và 2 ngày tới lần lượt là TP.HCM là 7; 9; 9 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 23 đến 25-10, chỉ số tia cực tím ở mức trung bình đến cao. Cụ thể, tại TP Hà Nội lần lượt là 5, 4, 6; TP Hải Phòng là 6, 4, 7; TP Hạ Long (Quảng Ninh) là 6; 3; 7; TP Huế (Thừa Thiên - Huế) là 3; 8; 7; TP Đà Nẵng là 3, 8, 7; TP Hội An (Quảng Nam) là 2; 8; 7; TP Nha Trang (Khánh Hòa) là 9; 8, 7; TP.HCM là 7; 9; 9; TP Cần Thơ là 8, 9; 9; TP Cà Mau (Cà Mau) là 5; 8; 9.

Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ 2.5 - 5.4 là mức trung bình, từ 5.5 - 7.4 là cao, từ 7.5 - 10.4 là rất cao. 

Ở mức rất cao, tia cực tím có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 10.5 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ. 

Để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt, người dân khi làm việc ngoài trời cần trang bị đồ dùng chống nắng như: quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… và luôn đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể.

Lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam không ghi nhận ca COVID-19 mới

Tin tức từ Bộ Y tế cho biết ngày 22-10 không có ca COVID-19 mới. Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng nước ta không ghi nhận thêm bệnh nhân COVID-19.

Hiện nay, COVID-19 đã được chuyển từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, cùng nhóm với bệnh cúm, sởi, sốt xuất huyết...

GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết khi COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B, sẽ tiến hành lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do virus (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của virus; thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.

Về chi phí điều trị, đại diện Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết nếu bệnh nhân khám chữa COVID-19 từ ngày 20-10 trở đi, chi phí do BHYT thanh toán và người bệnh cùng chi trả (đi đúng tuyến thì sẽ được thanh toán theo quy định của BHYT, không đúng tuyến thì sẽ phải chi trả phần cùng chi trả hoặc tự chi trả). Trường hợp người bệnh không tham gia BHYT thì tự thanh toán.

Đối với việc tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế đã có kế hoạch sử dụng vaccine COVID-19 của năm 2023, hiện việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn miễn phí.

Tin tức chính trên Tuổi Trẻ nhật báo hôm nay 23-10. Để đọc Tuổi Trẻ báo in phiên bản E-paper, mời bạn đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Dự báo thời tiết ngày 23-10.

Đề nghị xem xét trách nhiệm việc Bộ Giáo dục và Đào tạo  không biên soạn một bộ sách giáo khoaĐề nghị xem xét trách nhiệm việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không biên soạn một bộ sách giáo khoa

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa theo quy định của nghị quyết 88 là chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước.

Xem thêm: mth.40080757122013202-aohk-oaig-hcas-nohc-ut-gnourt-cac-ohc-neik-y-yal-01-32-gnas-cut-nit/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tin tức sáng 23-10: Lấy ý kiến cho các trường tự chọn sách giáo khoa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools