vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất sửa đổi phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

2023-10-24 17:19

Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).

Bộ Công Thương cho biết, trong giai đoạn 2018 – 2020, Bộ Công Thương đã ban hành 02 Thông tư hướng dẫn, cụ thể: Thông tư 06/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM; và Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM (Thông tư này thay thế cho Thông tư số 06/2018/TT-BCT).

Sau gần bốn năm tổ chức thực thi, Thông tư 37/2019/TT-BCT là văn bản quy phạm pháp luật giúp Cục PVTM và Bộ Công Thương có cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc xử lý các hồ sơ đề nghị và việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM một cách kịp thời, hợp lý, đúng quy định, bảo đảm hiệu quả của biện pháp trên thực tế.

Tuy nhiên, trong quá trình rà soát nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật PVTM nói chung và Thông tư 37/2019/TT-BCT nói riêng, nhận thấy một số vấn đề cần sửa đổi trong quy định về việc quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM tại Thông tư 37/2019/TT-BCT để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Về phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM: Hiện tại, theo quy định tại Điều 10 Thông tư 37/2019/TT-BCT, Bộ Công Thương xem xét việc miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM theo 6 trường hợp, trong đó có trường hợp: "Hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước". Thực tế trong thời gian qua đã xảy ra hiện tượng một số doanh nghiệp viện dẫn quy định này để nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ.

Vì vậy, cần loại bỏ quy định xem xét miễn trừ trong trường hợp hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước không đáp ứng đủ lượng sử dụng trong nước.

Thông tư 37/2019/TT-BCT đang quy định thành phần hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM thiếu cụ thể, tách bạch để cá nhân, tổ chức đề nghị miễn trừ có thể hiểu rõ nghĩa vụ cung cấp đầy đủ các tài liệu, thông tin trong hồ sơ. Thực tế nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ cho thấy cá nhân tổ chức đề nghị thường nộp thiếu thành phần hồ sơ do hiểu không đúng về danh mục, thành phần hồ sơ.

Thông tư sửa đổi bổ sung đề xuất quy định nhằm làm rõ và chi tiết các đầu mục hồ sơ cần cung cấp, là các tài liệu, hồ sơ bắt buộc, có sẵn của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục miễn trừ, không làm mất thời gian, phiền hà cho doanh nghiệp, không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.

Về thủ tục kiểm tra sau miễn trừ và chế tài xử lý vi phạm: Thực tiễn công tác kiểm tra sau miễn trừ thời gian qua cho thấy nhiều doanh nghiệp không tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định của Thông tư 37/2019/TT-BCT nhưng thủ tục kiểm tra sau miễn trừ và chế tài xử lý vi phạm theo Thông tư này chưa cụ thể và chưa đủ giáo dục và răn đe. Cần bổ sung chế tài tương ứng với việc không tuân thủ/tuân thủ không đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định, sẽ thiết kế các chế tài như: Thu hồi quyết định hưởng miễn trừ, không xem xét cho tiếp tục hưởng miễn trừ trong thời gian cụ thể hoặc cho đến khi biện pháp PVTM đang được áp dụng chấm dứt, yêu cầu cơ quan hải quan truy thu thế đối với một phần/toàn bộ hàng hóa đã được hưởng miễn trừ.

Về thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM: Hiện tại, Thông tư 37/2019/TT-BCT đang quy định thời hạn miễn trừ của mỗi hồ sơ đề nghị miễn trừ biện pháp PVTM là 18 tháng, Thông tư sửa đổi, bổ sung đề xuất phương án rút ngắn thời hạn này còn 12 tháng. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp được hưởng miễn trừ trong việc hoàn thuế PVTM theo từng năm tài chính, đồng thời cơ quan quản lý và cơ quan hải quan cũng thuận tiện hơn trong việc kiểm soát và xử lý hổ sơ xuất nhập khẩu.

Việc miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM có thời hạn 12 tháng, không giới hạn số lần đề nghị cấp miễn trừ bổ sung trong khi tổng thời hạn miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM không thay đổi.

Từ đó đặt ra yêu cầu làm rõ quy định về thời hạn miễn trừ, trong đó thống nhất khoảng thời gian tối đa cho một lần cấp miễn trừ căn cứ theo hồ sơ đề nghị miễn trừ của doanh nghiệp và không giới hạn số lần cấp miễn trừ bổ sung nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như bảo đảm hiệu quả của biện pháp PVTM trên thực tế.

Việc xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 37/2019/TT-BCT nhằm mục đích đảm bảo thi hành các quy định tại Nghị định 10 và khắc phục những tồn tại, hạn chế của các quy định hiện hành.

Kế thừa những quy định còn phù hợp, tiên tiến và áp dụng trong thực tiễn có hiệu quả của Thông tư 37/2019/TT-BCT, bảo đảm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Thông tư 37/2019/TT-BCT.

Tạo lập khung khổ pháp lý toàn diện, hợp lý, khả thi nhằm đảm bảo cho công tác miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM đúng pháp luật, đạt hiệu quả, chất lượng, góp phần hữu hiệu vào công cuộc đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật PVTM trong bối cảnh thực tiễn.

Cho tới nay, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra tổng cộng 25 vụ việc PVTM, trong đó đã quyết định áp dụng biện pháp PVTM trong 23 vụ việc (bao gồm 14 vụ việc chống bán phá giá - CBPG, 01 vụ việc chống trợ cấp - CTC, 06 vụ việc tự vệ và 02 vụ việc chống lẩn tránh).

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2023, liên quan tới việc cấp miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM, Bộ Công Thương đã ban hành tổng cộng 318 Quyết định miễn trừ và 50 Quyết định bổ sung lượng miễn trừ cho các doanh nghiệp nhập khẩu liên quan tới 10 vụ việc phòng vệ thương mại, cụ thể như sau: AD01: Thép không gỉ cán nguội; AD02 (đã chấm dứt áp thuế): Thép mạ kẽm hoặc hợp kim nhôm kẽm; SG05 và AD04: Thép phủ màu; AD07: Màng BOPP; AD08: Thép cán nguội; AD10: Sợi polyester ; AD15: Vật liệu hàn; SG04 và AC01.SG04: Phôi thép, thép dài. Tổng khối lượng miễn trừ đã cấp là 742.112 tấn sản phẩm.

Trong số các vụ việc áp dụng biện pháp PVTM thì vụ việc liên quan tới thép phủ màu (AD04 và SG05) và sản phẩm phôi thép, thép dài (SG04 và AC01.SG04) hiện đang được cấp miễn trừ cho nhiều doanh nghiệp nhất với khối lượng lớn nhất trong các vụ việc. Các sản phẩm được miễn trừ đều là các sản phẩm khác biệt so với hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ và biện pháp CBPG (là các sản phẩm phôi thép, thép dài, thép phủ màu sử dụng cho mục đích xây dụng thông thường).

Cho tới nay, Bộ Công Thương đã quyết định miễn trừ cho tổng cộng 91 doanh nghiệp trong các vụ việc nêu trên.

Tuệ Minh

Xem thêm: lmth.425236a-iam-gnouht-ev-gnohp-pahp-neib-gnud-pa-urt-neim-iv-mahp-iod-aus-taux-ed/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất sửa đổi phạm vi miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools