vĐồng tin tức tài chính 365

Mua nhà ở xã hội phải có bản sao công chứng sổ đỏ... nhà trọ

2023-10-26 06:23
Khi xác nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, nhiều địa phương yêu cầu người nộp phải bổ sung bản sao công chứng của… nhà trọ, dù không có trong quy định - Ảnh: T.T.D.

Khi xác nhận hồ sơ mua nhà ở xã hội, nhiều địa phương yêu cầu người nộp phải bổ sung bản sao công chứng của… nhà trọ, dù không có trong quy định - Ảnh: T.T.D.

Đây là những rào cản trong hàng loạt thủ tục mà người dân muốn được thuê, mua nhà ở xã hội phải trải qua trước khi nộp hồ sơ, chưa kể những khó khăn trong các khâu hoàn thành hồ sơ.

Phải nộp bản sao công chứng sổ đỏ... nhà trọ!

Sau nhiều năm thuê trọ, chị Nguyễn Thị L. đã tích cóp được một khoản và muốn mua một căn nhà ở TP Thủ Đức để an cư. Rà soát các điều kiện được mua nhà ở xã hội, chị L. thấy mình đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nên kê khai hồ sơ mua nhà. 

Tuy nhiên, khi đến khâu xác minh chưa có nhà, chị L. được địa phương nơi tạm trú hướng dẫn phải nộp thêm bản sao công chứng sổ đỏ của ngôi nhà... đang thuê trọ (tạm trú)! Tuy nhiên, chị L. đã bị chủ nhà thẳng thừng từ chối với lý do không đủ tin tưởng để giao sổ công chứng trong khi đây là giấy tờ hết sức quan trọng.

"Tôi là người đi thuê trọ mà giờ đi xin bản sao công chứng sổ đỏ là không dễ, chủ trọ sợ mình đi làm việc gì mờ ám nên nhất quyết không đưa", chị L. nói. 

Chưa hết, dù chị L. đã có sổ bảo hiểm xã hội và cũng nộp kèm bản công chứng nhưng bên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chị phải đến trực tiếp Bảo hiểm xã hội TP.HCM xin xác nhận đóng bảo hiểm từ 1 năm trở lên! 

"Các quy định quá nhiều và nhập nhằng khiến tôi kiệt sức, đành phải từ bỏ ý định mua nhà ở xã hội", chị L. ngậm ngùi.

Trong khi đó, khi làm các thủ tục mua nhà ở xã hội, anh Trần Văn T. được yêu cầu phải thu thập căn cước công dân của tất cả các thành viên trong gia đình từ 14 tuổi trở lên trong cùng sổ hộ khẩu. 

Theo anh T., nhà có 8 người, có những người đi làm việc xa, thậm chí xuất khẩu lao động nhưng cũng phải xin đủ giấy tờ của từng người, chưa kể phải cung cấp thêm giấy chuyển đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân.

Theo anh T., nếu cặp vợ chồng mới cưới, muốn mua nhà ở xã hội mà chưa nhập cùng một sổ hộ khẩu, các thủ tục thu thập thông tin đó lại phải làm gấp đôi, mỗi bên khoảng 9 hạng mục cần khai. "Bây giờ quản lý số hóa, định danh điện tử rồi. Lẽ ra cần phải lược bỏ khâu phải có giấy tờ của từng người, nếu cần bên tiếp nhận hồ sơ cứ tra trên hệ thống quản lý", anh T. chia sẻ.

Một khâu khác trong quy trình mua nhà ở xã hội khiến nhiều người "tắc" là yêu cầu xác nhận mẫu đơn số 4 về đối tượng, thực trạng nhà ở và điều kiện thu nhập. Các xã, phường chỉ xác nhận người làm đơn chưa có nhà tại xã, phường đó và ghi chi tiết địa chỉ cư ngụ của người mua nhà.

Trong khi đó, bên tiếp nhận hồ sơ lại yêu cầu mục có nhà ở phường nào phải để trống, phường chỉ đóng dấu mộc và không cần ghi thông tin gì. 

"Phường không chịu như vậy mà chỉ chứng nhận là tôi chưa có nhà trong phường đó thôi, tôi cũng không biết vì sao lại yêu cầu để trống các mục như vậy, nhưng khâu này không qua được thì lại tắc", anh T. kể.

Rớt từ "vòng gửi xe" với điều kiện thu nhập

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, trong các điều kiện để được mua nhà ở xã hội có tiêu chí người mua là người có thu nhập thấp tại đô thị. Trong đó, điều kiện quan trọng để trở thành người thu nhập thấp là mọi thành viên trong gia đình thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, tức thu nhập mỗi người không quá 11 triệu đồng/tháng!

Chị Nguyễn Phương N. cho biết chị phải ráng làm lụng để có thu nhập đảm bảo cuộc sống gia đình, nhưng do mức thu nhập trên 11 triệu đồng/tháng sẽ bị tuột khỏi đối tượng mua nhà ở xã hội. Theo chị N., nếu 11 triệu đồng mà chi cả tiền trọ, tiền ăn và các chi phí cuộc sống khác cũng tròm trèm đủ sống, nên rất khó để tích lũy mua nhà.

"Mỗi căn nhà ở xã hội chừng 1,5 tỉ đồng, người mua phải trả ít nhất 20% (300 triệu đồng), số tiền còn lại vay và trả trong 20 năm. Nếu ngưỡng thu nhập chịu thuế thấp như hiện nay, số tiền tích lũy để mua được nhà rất dài, chưa kể nếu thu nhập thấp quá hoặc không có hợp đồng lao động, cửa giải ngân của ngân hàng cũng đâu có dễ", chị N. cho hay.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Đặng Thị Kim Oanh - chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group - cho biết khi doanh nghiệp làm nhà ở xã hội nhưng để bán được cũng khó khăn. 

Trong đó, vấn đề thu nhập là một rào cản bởi khi chọn lọc hồ sơ để xét duyệt, cơ quan thẩm định sẽ đánh rớt các hồ sơ có mức thu nhập đến ngưỡng phải nộp thuế. Trong khi nhiều công nhân chỉ cần làm chăm chỉ, tăng ca là đã có thu nhập đến mức chịu thuế, do đó hầu như 10 người nộp hồ sơ chỉ chọn được 1 người.

Tương tự, ông Lê Hữu Nghĩa - tổng giám đốc Công ty Lê Thành - cho hay với một đô thị như TP.HCM, việc tính mức thu nhập chịu thuế 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/người/tháng sẽ không đủ trang trải cuộc sống chứ chưa nói đến chuyện dư dả để tiết kiệm. 

Giá nhà ở xã hộitại TP.HCM cũng cao hơn nhiều so với các địa phương khác. Do đó việc đánh đồng ngưỡng thu nhập trong tiêu chí mua nhà ở TP.HCM cùng mức với các địa phương khác khiến nhiều hồ sơ rớt từ "vòng gửi xe".

"Các năm qua lạm phát thực tế đã tăng lên nhiều, việc lấy ngưỡng 11 triệu đồng để gọi là thu nhập cao phải đóng thuế theo tôi là không phù hợp. Cần nâng mức thu nhập này lên, ít nhất phải 15 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cũng phải tăng lên. 

Cần gấp rút nâng ngưỡng này, giúp người khó khăn có thêm cơ hội mua nhà ở xã hội thông qua việc đủ tiêu chuẩn theo quy định", ông Nghĩa nói.

Sẽ ban hành quy trình rút ngắn

UBND TP.HCM vừa có báo cáo về triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội giai đoạn 2016 - 2025. Tại TP có 91 dự án nhà ở xã hội với quy mô dự kiến 98.685 căn hộ được xây dựng. Trong đó 49/91 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư/chấp thuận đầu tư với quy mô 56.200 căn hộ, có 46/49 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, Sở Xây dựng đã có thông báo nghiệm thu hoàn thành 1 dự án, tổng diện tích sàn xây dựng 19.505m². Trong thời gian tới TP.HCM sẽ ban hành quy trình giải quyết cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật.

Quy định không yêu cầu, phường đòi phải có

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, các quy định mua nhà ở xã hội được thực hiện theo thông tư số 09 ban hành năm 2021 của Bộ Xây dựng, kèm theo là các mẫu đơn đăng ký mua, thuê nhà ở xã hội, trong đó không yêu cầu phải cung cấp bản sao công chứng sổ đỏ của nhà đang thuê.

Tuy nhiên, những người mua nhà đều cho rằng UBND cấp phường thường yêu cầu phải có giấy này. Riêng với những người ở thuê nhà ở xã hội, theo Sở Xây dựng TP.HCM, chỉ cần có xác nhận tạm trú, còn thực trạng nhà ở do cấp phường xác nhận, không có thủ tục yêu cầu xác nhận chủ quyền nhà của chủ trọ.

Nhiều người cho biết nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội nhiều năm, hoàn tất nhiều thủ tục phức tạp nhưng vẫn chưa mua được nhà - Ảnh: Q.ĐỊNH

Nhiều người cho biết nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội nhiều năm, hoàn tất nhiều thủ tục phức tạp nhưng vẫn chưa mua được nhà - Ảnh: Q.ĐỊNH

Cần áp dụng quy trình đơn giản hơn

Trực tiếp phát triển các dự án nhà ở xã hội, ông Lê Hữu Nghĩa cho rằng quy trình, thủ tục để xác nhận điều kiện người thuê, mua nhà ở xã hội vẫn còn bất cập. Chẳng hạn trong thủ tục có nội dung xác nhận về thực trạng nhà ở, cơ quan quản lý cấp phường chỉ có thể xác nhận người mua nhà cư trú, không có nhà hoặc diện tích nhà ở bao nhiêu m², không thể xác nhận thông tin ở các địa phương khác. Việc chỉ đóng dấu, không ghi thông tin cụ thể cũng không hợp lệ, khiến hồ sơ không đúng quy định, người dân lại tắc.

Cũng theo ông Nghĩa, các khâu bổ sung hồ sơ để cơ quan kiểm tra, duyệt hồ sơ cũng chậm. Có trường hợp suốt 6 tháng vẫn không trả lời để người dân và doanh nghiệp ký hợp đồng trong khi theo quy định thủ tục thẩm định hồ sơ này không được quá 15 ngày. Do đó ông cho rằng Luật Nhà ở sắp được thông qua cần phải điều chỉnh quy định đối tượng mua nhà ở xã hội, đồng thời cần áp dụng các quy trình xét duyệt hồ sơ thuận tiện hơn.

Phải nâng mức giảm trừ gia cảnh

Theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, bất cập về điều kiện cư trú đã được loại bỏ trong dự thảo Luật Nhà ở, chỉ còn điều kiện về nhà ở và thu nhập. Trong thời gian luật mới chưa được thông qua, quy trình theo luật cũ vẫn gây khó cho người dân.

Do vậy cần tiếp tục tháo gỡ những nút thắt trong các quy định còn bất cập, nới các điều kiện trong dự thảo sửa đổi luật để giúp người mua tiếp cận nhà ở xã hội thuận lợi hơn. Trong đó, ông Châu đề xuất cần sớm nâng cả mức đóng thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh ít nhất 25%. Tức tăng mức thu nhập tối thiểu không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ 11 lên 13 triệu đồng và tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4,4 triệu lên 5,5 triệu đồng mỗi tháng.

TP.HCM sẽ lập doanh nghiệp chuyên biệt để quản lý nhà ở xã hội?TP.HCM sẽ lập doanh nghiệp chuyên biệt để quản lý nhà ở xã hội?

Sở Xây dựng TP.HCM kiến nghị hàng loạt chính sách tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, trong đó có việc lập doanh nghiệp chuyên biệt để đầu tư, quản lý nhà ở xã hội.

Xem thêm: mth.23275532252013202-ort-ahn-od-os-gnuhc-gnoc-oas-nab-oc-iahp-ioh-ax-o-ahn-aum/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mua nhà ở xã hội phải có bản sao công chứng sổ đỏ... nhà trọ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools