Một nàng tiên cá kỳ quái có vẻ ngoài nửa cá, nửa khỉ và nửa bò sát đang được các nhà khoa học thăm dò nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn xung quanh nó.
Xác ướp được một thủy thủ người Mỹ mang về từ Nhật Bản và tặng cho Hiệp hội Lịch sử Hạt Clark ở Springfield, Ohio, vào năm 1906.
Với khuôn mặt nhăn nhó, hàm răng kỳ lạ, móng vuốt quá khổ, nửa thân dưới giống cá và lớp lông tơ màu xám, xác ướp này đã khiến du khách đến bảo tàng phải rùng mình trong nhiều thập kỷ.
Một người phụ nữ có cha làm quản lý bảo tàng vào những năm 1970 nhớ lại rằng cô ấy đã "sợ chết khiếp" khi nhìn thấy hình ảnh dị hợm đó khi đến thăm bố tại nơi làm việc.
Tuy nhiên, giờ đây bí mật của nó có thể được tiết lộ. Lần đầu tiên, "nàng tiên cá" này được các nhà nghiên cứu khoa học chụp X quang và chụp CT, trong nỗ lực nhằm giải mã bản chất thực sự của nó.
Joseph Cress, một bác sĩ X quang tại Đại học Bắc Kentucky cho biết: “Có vẻ như nó là một hỗn hợp của ít nhất ba loài khác nhau. Phần đầu và thân là của một con khỉ, bàn tay dường như là của một loài lưỡng cư gần giống như cá sấu hoặc thằn lằn, còn cái đuôi của loài cá. Một lần nữa chưa thể xác định rõ nó là loài nào".
Ông nói thêm: "Rõ ràng là nó đã được tạo kiểu, gần như được tạo hình Frankenstein cùng nhau – vì vậy tôi muốn biết những bộ phận nào được gắn lại với nhau."
Tiến sĩ Cress cho biết việc quét CT sẽ cho phép họ chọn ra "các lớp" của hiện vật và hy vọng xác định được liệu có phần nào của nó từng là động vật thật hay không. "Bằng cách đó, phương pháp này sẽ mang lại cho chúng tôi nhiều dữ liệu hơn", ông nói.
"Những lỗ mũi đó có tiếp tục đi tới khoang mũi như chúng ta nghĩ không và đi sâu tới mức độ nào?. Bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy nó từ trước ra sau, thậm chí từ bên này sang bên kia. Bạn có thể thấy khoang tai tiếp tục đến nơi sẽ kết nối với não không?. Để lý giải điều này, chúng tôi đang nghiên cứu tất cả các bộ phận của nàng tiên cá Fiji này, không chỉ vùng mặt mà còn ở vùng ngực và đuôi nữa", Tiến sĩ Cress phân tích.
Dữ liệu sẽ được gửi đến các chuyên gia tại Sở thú Cincinnati và Thủy cung Newport để hy vọng xác định được những sinh vật nào – nếu có – đã được kết hợp để tạo thành nàng tiên cá.
Natalie Fritz từ Hiệp hội Lịch sử Hạt Clark cho biết, điều kỳ lạ là "nàng tiên cá Fiji" – một sinh vật chơi khăm được PT Barnum phổ biến.
Nàng tiên cá này thực tế đã được trưng bày tại các triển lãm trong nhiều năm qua. Thuyền trưởng người Mỹ Samuel Bareett Edes đã mua được một “em” người cá của PT Barnum từ thủy thủ Nhật Bản vào năm 1822 với giá 6.000 USD và nó nằm trong phòng trưng bày tại London (Anh) cùng năm.
Sau cái chết của vị thuyền trưởng Samuel Bareett Edes, con trai ông đã tiếp nhận sở hữu các "mỹ nhân ngư" Fiji và bán nó cho Moses Kimball, của bảo tàng Boston, năm 1842.
Trước khi nhận lời đồng ý để triển lãm người cá Feejee, ông bầu giải trí nổi tiếng của Mỹ thời bấy giờ là PT Barnum đã tiến hành kiểm tra nó. Ông nhận thấy cần lưu ý răng và vây của sinh vật này, thêm nữa là cấu tạo cơ thể nó thì không thể sinh sản và nghi ngờ đây là nàng tiên cá gian lận theo một cách độc đáo. Nhưng dù gì đi nữa đây vẫn là một nhân vật "hot" để thu hút khách tham quan bảo tàng riêng của Barnum, nên ông sẵn lòng thuê lại của Kimball với giá 12,5 USD/tuần.
Sau khi thuê các nàng tiên cá được xem là gian lận tài tình, Barnum tạo ra một thông cáo báo chí bằng cách gửi thư đến tờ báo ở New York từ Alabama, phía Nam Carolina, và Washington D.C. Nội dung chính là nhận xét về thời tiết và ám chỉ rằng có một người đang sở hữu nàng tiên cá.
Fritz nói: “Nàng tiên cá Fiji là một phần của các bộ sưu tập và buổi trình diễn phụ vào cuối những năm 1800. Chúng tôi đã nghe một số câu chuyện liên quan đến nó. Trong đó, một số người nhớ đã nhìn thấy nó được trưng bày trong nhà tưởng niệm, ngôi nhà của tổ chức lịch sử từ năm 1926 đến năm 1986".
Fritz nói thêm rằng xác ướp nàng tiên cá này có thể có niên đại từ những năm 1870, khi hồ sơ cho thấy người hiến tặng ban đầu đã phục vụ trong Hải quân Mỹ.
Tại Nhật Bản, một số truyền thuyết kể rằng, nàng tiên cá sẽ ban sự bất tử cho bất cứ ai nếm thử thịt của họ. Tại một ngôi đền ở Asakuchi, người ta thực sự tôn thờ một nàng tiên cá Fiji – mặc dù sau đó người ta phát hiện ra rằng nó được làm bằng vải, giấy và bông, được trang trí bằng vảy cá và lông động vật.
Trái lại, ở Mỹ, người ta chỉ tò mò chứ không đến mức tôn thờ nàng tiên cá trong truyền thuyết.
Xem thêm: nhc.245846571620132881-nab-tahn-auc-ijif-ac-neit-gnan-ev-na-ib-am-iaig/nv.fefac