Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 27/10 tăng 150.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã quay đầu giảm 200.000 đồng/lượng, hiện đứng ở mức 70,00 – 70,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 5 USD lên 1.984,6 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và đi ngang quanh 1.985 USD/ounce cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 106,54 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 27/10 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.107 đồng/USD, tăng 12 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.360 – 24.730 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm về 33.760 USD thì sang phiên hôm nay đã hồi phục dần và lên trên 34.100 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 1,83 USD (+2,2%), lên 85,04 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 2,02 USD (+2,30%), lên 89,95 USD/thùng.
VN-Index hồi phục nhẹ lên 1.060 điểm
Thị trường giao dịch vẫn tương đối trầm lắng do sức ép tâm lý của phiên bán tháo trước đó, dòng tiền nhỏ giọt và VN-Index gần như chỉ rung lắc nhẹ quanh tham chiếu trong phiên sáng.
Dù vậy, áp lực bán bất ngờ mạnh lên trong phiên chiều khiến VN-Index thủng ngưỡng 1.040 điểm khi nhiều mã trên thị trường đã bắt đầu bị bán tháo. Tuy nhiên, lực cầu hấp thụ dần gia tăng, giúp chỉ số đã bật hồi hơn 20 điểm từ vùng đáy lên tham chiếu và thêm một nhịp rung lắc nhẹ trước khi đóng cửa tăng nhẹ lên trên 1.060 điểm.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 12,11 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng 305,29 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 27/10: VN-Index tăng 5,17 điểm (+0,49%), lên 1.060,62 điểm; HNX-Index tăng 3,06 điểm (+1,42%), lên 218,04 điểm; UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (+0,37%), lên 83,1 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Năm (26/10), khi các cổ phiếu megacap vẫn đang chịu áp lực điều chỉnh, trong khi các dấu hiệu về khả năng phục hồi kinh tế có thể khuyến khích Fed giữ lãi suất ở cao trong thời gian lâu hơn.
Chỉ số Nasdaq, vốn nặng về cổ phiếu công nghệ đã bị đè nặng bởi nhóm "bảy cổ phiếu megacap", khi các ông lớn ngành công nghệ sẽ phải đối mặt với lợi nhuận bị đe dọa trong tương lai do lãi suất có thể sẽ được giữ ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.
Bên cạnh đó, GDP quý III của Mỹ tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến nhiều người cho rằng sự vững vàng của nền kinh tế đồng nghĩa Fed có thể giữ lãi suất cao hơn lâu hơn.
Kết thúc phiên 26/10: Chỉ số Dow Jones giảm 251,63 điểm (-0,76%), xuống 32.784,30 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 49,54 điểm (-1,18%), xuống 4.137,23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 225,62 điểm (-1,76%), xuống 12.595,60 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản lao dốc, khi các cổ phiếu liên quan đến chip dẫn đầu một đợt bán tháo trên diện rộng, trong bối cảnh lợi suất dài hạn tăng và cổ phiếu công nghệ Mỹ bị bán mạnh trong phiên đêm qua.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,14% xuống 30.601,78 điểm. Chỉ số Topix giảm 1,34% xuống 2.224,25 điểm.
"Thời điểm này, Nikkei 225 đang chịu ảnh hưởng nhiều hơn hơn các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ", Kelvin Wong, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, chỉ ra mối tương quan cao với S&P 500 trong bốn tuần qua.
Cổ phiếu công nghệ đã bị ảnh hưởng lớn sau khi Alphabet (Google) lao dốc, trong khi lợi suất trái phiếu Mỹ 10 năm tăng trở lại mức cao nhất trong 16 năm cũng đã khiến thị trường đi xuống.
Ở nhật Bản, lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm cũng đạt mức cao mới trong 10 năm qua.
"Lợi suất đang bóp nghẹt cổ phiếu ở khắp mọi nơi. Nhật Bản là một trường hợp rõ rệt hơn về điều này”, Kyle Rodda, một nhà phân tích thị trường tài chính cấp cao tại Capital.com cho biết.
Các cổ phiếu chip phiên này giảm sâu nhất với Advantest dẫn đầu đà giảm trên Nikkei 225, giảm 6,87%, Screen Holdings giảm 5,61%, tiếp theo là Tokyo Electron giảm 5,03%.
Chứng khoán Trung Quốc tăng phiên thứ tư liên tiếp, sau khi dữ liệu cho thấy lợi nhuận tại các công ty công nghiệp đã mở rộng mức tăng trong tháng 9.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,99% lên 3.017,78 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 1,37% lên 3.562,38 điểm và tăng 1,5% trong tuần.
Dữ liệu mới cho thấy, lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc đã tăng tốc trong tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9, thêm vào các dấu hiệu của một nền kinh tế ổn định, khi các nhà chức trách gần đây đã đưa ra một loạt các biện pháp chính sách hỗ trợ.
Hơn 30 công ty niêm yết của Trung Quốc tuyên bố sẽ mua lại cổ phiếu. Các công ty đã chi hơn 10 tỷ nhân dân tệ (1,37 tỷ USD) để mua lại cho đến nay trong tháng 10, truyền thông nhà nước Securities Times đưa tin.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,6 tỷ nhân dân tệ (628,6 triệu USD) cổ phiếu Trung Quốc, mức lớn nhất trong hai tuần.
Phiên này, cổ phiếu nhà sản xuất pin xe điện Contemporary Amperex Technology tăng 3,7% sau khi Chủ tịch Robin Zeng đề xuất mua lại cổ phiếu trị giá 2-3 tỷ nhân dân tệ. Ngành năng lượng mới tăng 3,8%.
Có xu hướng mua lại cổ phiếu rất nhiều khi thị trường chạm đáy gần đây và thị trường đã định giá đầy đủ trong các kịch bản bi quan khác nhau, Yang Delong, nhà kinh tế trưởng tại First Seafront Fund Management cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh nhất trong 4 tuần, ghi nhận mức tăng hàng tuần khi nhiều công ty Trung Quốc công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,08% lên 17.398,73 điểm và tăng 1,3% trong tuần. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,04% lên 5.979,01 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc hồi phục nhờ lực cầu bắt đáy hoạt động mạnh sau phiên giảm mạnh hôm qua.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI 3,73 điểm, tương đương 0,16%, lên 2.302,81 điểm. Trong tuần, chỉ số này giảm 3,04% trong tuần này, chỉ thấp hơn một chút so với mức giảm 3,3% của tuần trước đó.
"Lĩnh vực pin sạc, vốn đã giảm mạnh gần đây, đã tăng trở lại nhờ lực mua giảm, nhưng hầu hết các lĩnh vực khác vẫn hoạt động chậm chạp", Lee Kyoung-min, nhà phân tích tại Daishin Securities, cho biết.
Trong số các cổ phiếu lớn, nhà sản xuất chip Samsung Electronics tăng 0,9%, SK Hynix mất 0,75%, trong khi nhà sản xuất pin LG Energy Solution tăng 0,13%.
Kia Corp mất 1,6% sau khi công ty báo cáo lợi nhuận quý vừa qua tăng 273%. Hyundai Motor giảm 2,17%.
Kết thúc phiên 27/10: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 389,91 điểm (+1,27%), lên 30.991,69 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 29,48 điểm (+0,99%), lên 3.017,78 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 354,12 điểm (+2,08%), lên 17.398,73 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 3,73 điểm (+0,16%), lên 2.302,81 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Thanh khoản ngân hàng dần thắt chặt
Thanh khoản trong hệ thống ngân hàng sẽ dần được thắt chặt khi tăng trưởng tín dụng và hoạt động kinh tế được cải thiện..>> Chi tiết
- Nóng bỏng cuộc đua thị phần môi giới chứng khoán
Trong bối cảnh hoạt động ngân hàng đầu tư (IB) vẫn trầm lắng, các công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn đang phát huy lợi thế..>> Chi tiết
- Những mảng sáng tối mùa báo cáo tài chính quý III/2023
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý III năm nay ghi nhận bức tranh sáng tối rõ rệt. Trong khi khối doanh nghiệp thủy điện, thép, bất động sản lợi nhuận lao dốc, thì nhóm doanh nghiệp ngành dầu khí, mía đường lại nổi lên một số điểm sáng..>> Chi tiết
- Mỹ: Tăng trưởng kinh tế quý 3 đạt mức nhanh nhất kể từ năm 2021
Mặc dù Mỹ khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, đó là minh chứng cho khả năng phục hồi của nền kinh tế nước này, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất mạnh mẽ..>> Chi tiết