vĐồng tin tức tài chính 365

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống

2023-10-28 11:13

Tôi luôn khao khát gìn giữ niềm tự hào mang tên Người Đà Lạt. Tự tin nói lên Người Đà Lạt dù đi đến bất cứ nơi đâu, gặp bất cứ ai, ở bất kỳ thành phố nào trên thế giới. Để mở đầu cho những câu chuyện về một thành phố với những câu chuyện đầy thu hút, tán dương vẻ đẹp của một đô thị ngàn hoa.

Và tôi ước tuổi trẻ của thế hệ chúng tôi được chứng kiến dáng hình đẹp đẽ cùng linh hồn tuyệt mỹ của thành phố Đà Lạt được sống lại, được thăng hoa hơn, như những người sáng lập nên thành phố từng khát khao trong những ngày đầu phôi thai tạo lập trăm năm về trước.

Hôm nay, bằng những kỷ niệm ấu thơ, niềm yêu thích, hoài niệm về Đà Lạt, tôi háo hức viết nên những khao khát của mình đối với thành phố mà tôi thương và yêu.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 1.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 2.


Đối với tôi, Đà Lạt là một tình cảm đặc biệt - nơi tôi được lớn lên, học tập. Đà Lạt đã tạo nên tôi với chất riêng từ giọng nói đến cốt cách. Mỗi khi giới thiệu mình đến từ đâu thì tôi tự hào chất Đà Lạt của mình khiến bạn bè ai cũng thích thú, tìm hiểu.

Trở lại sau hơn 15 năm xa cách, tôi thấy Đà Lạt đã khác xưa so với ký ức của tôi ngày trước.

Nhịp sống Đà Lạt cũng thay đổi. Người dân khắp nơi đến lập nghiệp mang theo cuộc sống hối hả hơn và cũng thêm phần cạnh tranh. Có những cửa hàng mở ra cốt chỉ đón khách đến một lần. Tôi nghe bạn kể đi chợ Đà Lạt bị "chém", đi mua dâu bị lừa, đi vào homestay bị đối xử tệ… Tôi không khỏi xót xa cho một nét thanh lịch của Đà Lạt bất lâu nay tôi thầm tự hào đã ở nơi nao?

Tôi tự hỏi, Đà Lạt đang đi về đâu?

Đà Lạt có đang thay đổi tính cách?

Để trả lời câu hỏi thoáng qua trong đầu, tôi tìm hiểu về tính cách của thành phố gần trăm năm trước được người khai sinh ra nó định hình.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 3.


Thế nhưng những điều đã định hình nên Đà Lạt ngày đấy có còn không?

Tôi không chắc Đà Lạt đã mất đi tất cả, nhưng tôi chắc Đà Lạt đã không giữ vẹn nguyên tính cách, dáng vẻ của mình.

Đà Lạt sẽ ra sao?

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 4.

Những ai đã sống trọn thanh xuân cùng Đà Lạt sẽ thấy thành phố khác rất nhiều. Tôi không thể tin khi biết Đà Lạt ngập lụt. Nhưng một khi điều đó xảy ra, tôi tin những điều tệ hơn sẽ đến.

Nếu nói Đà Lạt được lợi thế tuyệt đối về khí hậu. Tôi sẽ không xem sự mát lạnh của Đà Lạt như một ưu điểm cạnh tranh, bởi với mật độ bê tông quá cao của nội ô đã khiến biên độ nhiệt của thành phố trở nên quá lớn. Đến nghỉ dưỡng mà sáng lạnh 15 độ C, trưa nóng hơn 35 độ như Sài Gòn, rồi tối trở nên rét lạnh. Điều này không phù hợp với những người nhạy cảm với thời tiết, nhẹ hơn là những người bị viêm xoang như tôi.

Vậy liệu trong tương lai, Đà Lạt sẽ cần làm gì để tự tin là chính mình, một Đà Lạt không giống bất kỳ thành phố khác, một biểu tượng khiến con người nơi đây tự hào khi kể về.

Tôi bắt đầu bằng một nền móng: Định hình thương hiệu của thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 5.


Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 6.

Đối với tôi, cái thiếu nhất của Đà Lạt hiện nay là thương hiệu.

Thương hiệu không phải chỉ là câu slogan, chiếc logo. Mà đó là hình ảnh, cảm xúc của bất cứ ai khi Đà Lạt hiện lên trong đầu.

Chúng ta cần một chương trình hành động nghiêm túc để đánh giá hình ảnh, thế mạnh cạnh tranh của thành phố, cho đến "tính cách" của thành phố hiện sinh từ bình diện kiến trúc, sản phẩm, dịch vụ cho đến đời sống văn hóa, kinh doanh, con người. Từ đó tìm ra được thương hiệu mà Đà Lạt có thể quảng bá đến công chúng.

Thương hiệu tốt sẽ giúp Đà Lạt tập trung mọi nguồn lực để đạt được những điều thành phố muốn.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 7.

Tôi mong muốn Đà Lạt sẽ có cuộc thi, dự án, để những đơn vị tài năng khắp thế giới có thể tham gia cùng thành phố trong việc tư vấn chiến lược định vị, gọi tên thương hiệu. Cùng vẽ ra một tầm nhìn dài hạn để Đà Lạt trở nên đặc biệt hơn. Từ thương hiệu, sẽ có các bộ nhận diện thương hiệu, hướng dẫn các hoạt động du lịch của thành phố phát triển có chiến lược, dần tạo nên sự độc đáo và mới lạ của một Đà Lạt mới mà vẫn chất.

Hiện nay, không nhiều thành phố trên thế giới thực hiện xây dựng chiến lược thương hiệu cho mình. Nhưng với một thành phố đang nhạt đi tính cách của mình trong lòng công chúng, Đà Lạt cần làm ngay những dự án đột phá và tiếp cận đúng đối tượng công chúng mà thành phố mục tiêu hướng đến.

Để Đà Lạt xây dựng được thương hiệu riêng, cần trải qua các bước cơ bản như sau:

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 8.

Xác định điểm mạnh, điểm yếu và đặc thù riêng của thành phố Đà Lạt. Điều này có thể bao gồm vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, và nền kinh tế.

Lập kế hoạch và chiến lược thương hiệu:

- Xác định mục tiêu và giá trị cốt lõi của thành phố. Đây là điểm xuất phát cho việc xây dựng thương hiệu của Đà Lạt tầm nhìn 50 - 100 năm về sau.

- Xác định mục tiêu thị trường và đối tượng mục tiêu, và xác định cách làm cho thành phố hấp dẫn đối với công chúng Việt Nam và quốc tế.

- Xây dựng tính cách, tiếng nói thương hiệu và thông điệp truyền tải giá trị và đặc thù của thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 9.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 10.


Tạo ra một biểu tượng thương hiệu và hệ thống đồ họa độc đáo và dễ nhận biết, bao gồm logo, màu sắc, phông chữ, và hình ảnh. Hiện nay, các nhãn hàng như Vinamilk, Beamin, Katinat, Marou, Piza 4Ps,… cũng đã xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu xuất sắc. Chính vì điều đó đã nâng giá trị của thương hiệu lên rất cao, khiến công chúng thích thú.


Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 11.


Áp dụng hệ thống đồ họa thương hiệu vào tất cả các tài liệu và truyền thông liên quan đến thành phố, bao gồm trang web, quảng cáo, hướng dẫn... cho đến định hướng cấp phép, tổ chức các hoạt động truyền thông, sáng tác, điện ảnh của thành phố về sau.

Đảm bảo rằng tất cả các biểu trưng và biểu tượng thương hiệu được sử dụng một cách đồng nhất và truyền tải đầy đủ tính cách của thành phố thông qua hình ảnh, ngôn ngữ, âm nhạc đi kèm.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 12.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 13.


Tạo ra trải nghiệm thương hiệu cho cả dân cư và du khách bằng cách cải thiện hạ tầng, dịch vụ và các hoạt động văn hóa được phát triển từ tính cách thương hiệu.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 14.

Sử dụng các kênh truyền thông, truyền thông xã hội, quảng cáo, và sự kiện để tiếp thị và quảng bá thương hiệu của thành phố.

Hợp tác với các đối tác, các thành phố kết nghĩa, người tạo ảnh hưởng mạng,… trong việc quảng bá và tiếp thị thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 15.


Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 16.


Hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức quốc tế để tạo ra các cơ hội phát triển và thúc đẩy thương hiệu thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 17.


Theo dõi và đánh giá hiệu suất thương hiệu của thành phố để đảm bảo rằng phản ánh đúng giá trị và mục tiêu của thương hiệu.

Điều chỉnh chiến lược thương hiệu theo thời gian dựa trên phản hồi và dữ liệu mới.

Can thiệp các hoạt động, tác nhân gây tác động tiêu cực hoặc ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu thành phố theo chiều hướng không mong muốn.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 18.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 19.

Đà Lạt cần kiến trúc sư định hướng cảnh quan đô thị.

Chính vì để khác biệt với các thành phố khác, Đà Lạt cần định hướng kiến trúc khác biệt. Kiến trúc Đà Lạt không nên sao chép nhà phố, biệt thự của TP.HCM, Hà Nội hay ở các quốc gia nào khác. Mà đó phải là sự hài hòa của cảnh quan núi đồi, văn hóa và lịch sử.

Đà Lạt cần quy hoạch các khu kiến trúc cổ, khu hiện đại hiện hữu và quy định chặt chẽ kiến trúc các khu đô thị trong tương lai.

Đà Lạt cũng cần quy định chi tiết cách thiết kế quảng cáo công cộng, chiều cao tối đa của các công trình xây dựng để không gian thành phố được thoáng đãng. Đối với kiến trúc trung tâm, cần có tư vấn/hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp về phong cách kiến trúc giúp Đà Lạt không như một nồi lẩu thập cẩm của các kiểu kiến trúc lai tạp khác nhau.

Nếu không, thành phố sẽ giống hệt như những thành phố khác của Việt Nam.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 20.

Đà Lạt cần phát triển các ngành dịch vụ chất xám & thu hút các dự án nghệ thuật tầm cỡ.

Hơn 50 năm trước, Đà Lạt còn là thủ phủ của các trường đại học, là nơi tập trung các văn nghệ sĩ tài danh. Chính điều kiện tự nhiên của Đà Lạt cũng ưu ái để nơi đây phát triển các trung tâm khoa học. Không chỉ về nông lâm, mà còn văn hóa, công nghệ cao. Sự có mặt của Viện Hạt nhân Đà Lạt trong những ngày ban đầu của thành phố là minh chứng cho việc không có gì Đà Lạt không thể không làm được.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 21.

Trong tương lai, Đà Lạt một khi đã là đô thị học tập, quy tụ các trường quốc tế, trở thành trung tâm đào tạo khoa học của Việt Nam thì thành phố cũng hoàn toàn có thể định hình một tính cách riêng. Đó là thương hiệu của tri thức, của văn minh và chuẩn mực, lịch thiệp và hào hoa. Đến Đà Lạt để tiếp nhận tri thức hiện đại và hòa mình trong cuộc sống, môi trường của tinh hoa. Nền kinh tế này, Đà Lạt sẽ không cần phải đánh đổi những cánh rừng thông xanh, hay phải mở rộng thêm những con đường 4 làn xe như đại lộ.

Về phương diện điện ảnh, nghệ thuật: Nếu như các tỉnh thành khác như Quảng Bình, Ninh Bình thu hút các nhà làm phim, âm nhạc hàng đầu thế giới đến quay các bộ phim, MV đỉnh cao quảng bá du lịch thì Đà Lạt cũng cần tìm cho mình một ngôn ngữ để tiếp cận thế hệ trẻ và công chúng quốc tế.

Từ lâu thành phố đã không có những tác phẩm âm nhạc hiện đại, đáp ứng thị hiếu mới của giới trẻ hiện nay. Việc kết nối với người trẻ thông qua các dự án đối ngoại bằng ngôn ngữ âm nhạc, điện ảnh sẽ giúp Đà Lạt tiếp cận với công chúng dễ dàng, có sức hút hơn.

Đà Lạt cần xuất hiện nhiều hơn trên những tác phẩm điện ảnh như Em và Trịnh đã từng thành công và các dự án âm nhạc tầm cỡ quốc tế phù hợp với thương hiệu Đà Lạt được hoạch định một cách bài bản.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 22.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 23.

Đà Lạt cần có phương pháp kiểm soát chất lượng cuộc sống của người dân

Đà Lạt được sinh ra với sứ mệnh là một đô thị nghỉ dưỡng dành cho giới tinh hoa của bộ máy nhà nước. Hàng trăm năm trước, thành phố đã được quy hoạch đầy đủ, chi tiết cho một tiểu đô thị có chất lượng sống cao cấp bậc nhất. Từng có thời điểm, những ai được cấp thẻ cư trú mới được ra vào, sinh sống tại thành phố.

Hiện nay, chất lượng sống của Đà Lạt là một ẩn số. Đà Lạt liệu có tự tin cho mình một chứng nhận thành phố trong lành nhất Việt Nam với chất lượng sống tốt về các yếu tố tác động đến cơ thể con người? Đà Lạt cần nghiêm túc đầu tư vào hệ thống theo dõi và đánh giá chất lượng môi trường để xây dựng chiến lược trở nên tốt hơn.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 24.

Để kiểm soát chất lượng sống, Đà Lạt cần đo lường tất cả các chỉ số tác động đến con người thông qua 5 giác quan và yếu tố tinh thần. Cụ thể như:

Khứu giác: Chất lượng không khí thành phố có được trong lành khi so sánh với các đô thị trong rừng không? Nồng độ CO2 trong không khí được kiểm soát như thế nào? Áp dụng Net Zero vào các hoạt động sản xuất, giao thông, dịch vụ trong thành phố…. để giữ bầu khí quyển trong lành nhất cho du lịch nghỉ dưỡng.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 25.

Vị giác: Chất lượng nước uống, thực phẩm tại thành phố có được đo lường, kiểm định theo tiêu chuẩn.

Thính giác: Mức độ ô nhiễm âm thanh, tiếng ồn của thành phố.

Thị giác: Có ô nhiễm ánh sáng về đêm, ô nhiễm bảng quảng cáo, tầm nhìn đồi núi.

Xúc giác: Có đủ an toàn khi sống tại thành phố; hệ thống giao thông/vệ sinh công cộng có thân thiện với người dân…

Tinh thần: Chất lượng dịch vụ công - tư; sự đa dạng các hoạt động văn hóa - xã hội; sự phong phú các sản phẩm văn hóa thành phố. Tỉ lệ người dân tham gia các hoạt động thể thao lành mạnh. Số lượng các tác phẩm khoa học, văn hóa được sản sinh ra từ thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 26.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 27.

Đà Lạt cần tự tin và chủ động tham gia các giải thưởng quốc tế để có cơ hội học hỏi, so tài, sánh vai với các thành phố đáng sống trên thế giới.

Trong một sân chơi giải thưởng, thành phố sẽ xác định được các chỉ số khoa học và đo lường so sánh với các thành phố khác trên thế giới. Từ đó có chiến lược cải thiện tốt hơn và tập trung hơn.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 28.

Ví dụ các cuộc thi và giải thưởng quốc tế như:

Giải Thành phố sống tốt nhất của Mercer: Công ty tư vấn Mercer đánh giá và xếp hạng các thành phố dựa trên nhiều yếu tố như chất lượng của cuộc sống, hệ thống y tế, giáo dục, an ninh và giao thông.

Giải Thành phố sống tốt nhất của The Economist Intelligence Unit (EIU): EIU xếp hạng các thành phố dựa trên chỉ số "số hóa, đô thị và môi trường" (DESI), đánh giá các khía cạnh của cuộc sống đô thị.

Giải Thành phố sống tốt nhất của Monocle: Tạp chí Monocle công bố danh sách hằng năm về các thành phố có chất lượng sống tốt, tập trung vào văn hóa, thiết kế, ẩm thực và cuộc sống xã hội.

Giải Thành phố sáng tạo của UNESCO: UNESCO thúc đẩy và tôn vinh các thành phố nổi bật trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 29.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 30.

Bảo tồn và truyền thông các làng nghề Đà Lạt như một phần di sản của thành phố.

Từ các làng nghề trồng trà cổ tại Cầu Đất, trồng hoa Thái Phiên, Vạn Thành cho đến các làng dệt thổ cẩm, âm nhạc cồng chiêng Lạc Dương, hiện nay các làng nghề dần biến mất để nhường chỗ cho các dự án bất động sản, du lịch…

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 31.

Tuy nhiên, Đà Lạt cần thiết kế các không gian và bảo tồn di sản. Không chỉ là để bảo vệ sự đa dạng trong tài nguyên du lịch của thành phố mà còn góp phần tạo nên là một hành trình trải nghiệm thu hút du khách đến Đà Lạt trải nghiệm dài ngày trong các chương trình có chiều sâu, hoặc xây dựng các chương trình học tập thực tế về nông nghiệp, thủ công, sinh học.

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả những làng nghề của thành phố hàng trăm năm nay chỉ còn là các khu trưng bày, chụp ảnh?

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 32.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 33.

Thúc đẩy các dự án kinh doanh du lịch khai thác chiều sâu các câu chuyện của thành phố.

Tại nhiều thành phố lớn ở Việt Nam như Huế, Hà Nội hay các đô thị lớn trên thế giới, có những nhóm người trẻ khởi nghiệp du lịch trải nghiệm rất đặc biệt để du khách hiểu sâu sắc về câu chuyện của địa phương thông qua con người, ngành nghề, di tích.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 34.

Đặc điểm các chương trình này khác với các tour tham quan hiện nay chỉ đến để nghe thuyết minh, chụp ảnh. Các bạn trẻ tự quảng bá về địa phương trên mạng xã hội Facebook, TikTok về các nghệ nhân, câu chuyện của mỗi tòa nhà, góc phố, món ăn. Từ đó thu hút khách du lịch đến để tìm hiểu thay vì chỉ để nhìn ngắm.

Đà Lạt hoàn toàn có thể thiết kế những hoạt động tham quan trải nghiệm như vậy. Bởi thành phố chứa đựng rất nhiều kho tàng quý giá về những câu chuyện từ thời Pháp cho đến trước năm 1975, về triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam cho đến chính quyền chế độ cũ.

Khách du lịch cũng có thể đến tìm hiểu được câu chuyện của Đà Lạt thông qua hành trình của những bản nhạc sáng tác tại thành phố; đến câu chuyện xung quanh các căn biệt thự cổ, các viện đào tạo xưa… để tìm hiểu về phong cách kiến trúc từ vùng miền châu Âu đã hòa nhập với kiến trúc địa phương như thế nào.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 35.

Đà Lạt cũng có thể đa dạng hơn trong "thực đơn" du lịch của mình thông qua các chuyến khám phá khoa học tìm hiểu về các loài hoa cao nguyên ý nghĩa, lịch sử gieo trồng của nó; hoặc xa hơn, đến vùng Đơn Dương để trải nghiệm làm nông dân trồng rau, nuôi bò sữa, làm phomat. Hoặc các chuyến du lịch thể thao leo núi tại các tuyến đường mòn trong rừng xung quanh đô thị.

Đà Lạt đang sở hữu những thế mạnh cực kỳ cạnh tranh trong bản đồ du lịch trải nghiệm không chỉ Việt Nam mà khu vực. Tuy nhiên thiếu người "nhạc trưởng" để thu hút các dự án và quy hoạch các hoạt động trải nghiệm theo tuyến du lịch của Đà Lạt và các vùng phụ cận. Và đồng thời thu hút các giải thể thao, chạy bộ, đạp xe cho đến các giải thể thao quốc tế.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 36.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 37.

Chính sách thu hút nhân tài trẻ tham gia Hội đồng nhân tài trẻ làm việc từ xa: "Huy hiệu cư dân Đà Lạt"

Đặc thù Đà Lạt phát triển ngành du lịch và nông nghiệp. Không phải là trung tâm kinh tế, tài chính và sản xuất nên nguồn nhân lực trẻ thường tìm kiếm các cơ hội thử thách, phát triển bản thân tại các thành phố lớn như TP.HCM hoặc du học sang các nước phát triển. Chính vì thế, thành phố luôn thiếu những tiếng nói hiến kế, phản biện từ những người trẻ yêu Đà Lạt nhưng không thể có mặt tại thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 38.

Tôi mong muốn thành phố có diễn đàn để những người trẻ yêu quý Đà Lạt, đặc biệt là những đứa "con" sinh ra tại thành phố có cơ hội đóng góp ý tưởng, cùng đồng hành với thành phố trong những dự án thành phố cần. Từ đó xây dựng mạng lưới, kết nối Humans of Dalat ngày một rộng lớn, thiết thực và góp ích cho thành phố.

Đà Lạt có thể nghiên cứu Hội đồng nhân dân trẻ/Hội đồng nhân tài trẻ để tham gia hiến kế cụ thể cho thành phố hoặc làm việc từ xa theo mô hình hybrid, cùng thành phố với các dự án mở rộng về lễ hội, đổi mới sáng tạo hay các dự án phát triển thương hiệu thành phố.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 39.

Tại Indonesia, tổng thống thiết lập một Hội đồng bộ trưởng trẻ, tập hợp những người trẻ U30 thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp từ tài chính, truyền thông, vận tải để cố vấn chính sách và tư vấn chiến lược phù hợp với tiếng nói, sự quan tâm của thế hệ gen Z trong tương lai đối với chính sách công.

Đà Lạt hoàn toàn có thể áp dụng sáng kiến này để có thêm những tài năng đóng góp cho thành phố, luôn đồng hành cùng thành phố khi cần.

Và đưa Đà Lạt trở thành một thành phố gen Z, luôn sôi động và đầy cảm hứng sống.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 40.

Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống - Ảnh 41.

PHAN KHƯƠNG
MAI VINH
HẢI PHI
28-10-2023

Xem thêm: mth.3493418162013202-gnos-gnuh-mac-auc-ohp-hnaht-tal-ad-ohc-ueih-gnouht-mit-id/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đi tìm thương hiệu cho Đà Lạt - Thành phố của cảm hứng sống”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools