vĐồng tin tức tài chính 365

Lãi suất ngân hàng cho nhau vay tăng mạnh: Hết cảnh "thừa tiền"?

2023-10-28 11:36

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất bình quân liên ngân hàng (thị trường các ngân hàng vay mượn nhau) kỳ hạn qua đêm đến phiên ngày 24/10 chạm mốc 2,84%/năm và phiên 26/10 dù giảm về 1,89%/năm nhưng vẫn còn ở mức cao nhất kể từ giữa tháng 6.

Phiên ngày 25/10, lãi suất qua đêm ghi nhận ở mức 2,74%/năm, tăng 2,19 điểm % nếu so với phiên đầu tiên của tháng (ngày 2/10); kỳ hạn 1 tuần là 2,81% (tăng 2,08 điểm % so với đầu tháng); kỳ hạn 2 tuần là 2,87% (tăng 2,06 điểm %); kỳ hạn 1 tháng là 3,01% (tăng 1,71 điểm %).

Đến phiên 26/10, lãi suất qua đêm giảm nhẹ về 1,89%/năm; thời hạn 1 tuần là 1,92%; 2 tuần là 2,37%/năm.

Thậm chí ở phiên ngày 24/10 trước đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm còn đạt mức 2,84%/năm, 1 tuần là 3,08%/năm.

Từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm gần như chạm đáy, duy trì trong khoảng 0,14-0,2%/năm. Đáy thấp nhất là ngày 3/7 với mức lãi suất ở mức 0,14%/năm.

Cũng theo số liệu từ NHNN, lãi suất liên ngân hàng mặc dù nhích tăng nhưng nhu cầu vay mượn qua đêm của các ngân hàng không giảm khi doanh số từ 191.534 tỷ đồng (phiên 24/10) tăng lên 221.588 tỷ đồng (phiên 25/10). Doanh số kỳ hạn 1 tuần tăng lên 7.462 tỷ đồng vào phiên 25/10, từ mức 4.320 tỷ đồng của phiên trước đó.

Ngày 21/9, cơ quan quản lý tiền tệ bắt đầu mở lại kênh hút tiền qua tín phiếu. Theo đó, NHNN hút dòng tiền trên thị trường về trong bối cảnh hệ thống đang thừa tiền và tín dụng tăng trưởng chậm, không cho vay ra được.

Khi lãi suất hạ liên tục, chính sách tiền tệ mở rộng nhanh chóng, làm cho lượng tiền trên thị trường đang dư thừa rất nhiều.

Tính đến 27/10, NHNN tiếp tục chào thầu tín phiếu kỳ hạn 28 ngày theo phương thức đấu thầu lãi suất. Kết quả, 7/8 thành viên tham gia trúng thầu với tổng khối lượng đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, có 3.800 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn trong phiên 27/10 và kênh cầm cố giấy tờ có giá tiếp tục không phát sinh giao dịch. Như vậy, NHNN đã hút ròng 11.200 tỷ đồng trong ngày 27/10. Như vậy, sau 6 phiên liên tiếp ở trạng thái bơm ròng, NHNN đã trở lại hút ròng thành khoản hệ thống ngân hàng.

Tổng cộng 7 phiên giao dịch từ 19/10 đến 26/10, có tới gần 93.795 tỷ đồng tín phiếu cũ đáo hạn trong khi chỉ có 31.450 tỷ đồng tín phiếu mới được phát hành. 

Lũy kế từ ngày 19/10 đến ngày 27/10, khoảng 62.345 tỷ đồng đã được NHNN bơm trở lại thông qua kênh thị trường mở sau thời gian hút ròng trước đó. Đồng thời, lượng tín phiếu lưu hành đạt mức 193.350 tỷ đồng.

Lượng tín phiếu trúng thầu ở mức thấp trong những phiên gần đây trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng đã bật tăng trở lại, cho thấy thanh khoản hệ thống không còn quá dư thừa.

Ngân hàng hết "thừa tiền"?

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, cho biết việc lãi suất liên ngân hàng tăng thể hiện tính hiệu quả của việc phát hành tín phiếu để hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước. 

Lãi suất ngân hàng cho nhau vay tăng mạnh: Hết cảnh thừa tiền? - 1

TS. Nguyễn Hữu Huân cho rằng lãi suất liên ngân hàng tăng cho thấy hệ thống không còn tình trạng "thừa tiền", các ngân hàng đã bắt đầu cho vay được (Ảnh: Ngà Trịnh).

Điều này cũng cho thấy một tín hiệu tích cực khi lượng tiền trong ngân hàng cũng không còn dư thừa như trước đây, lãi suất trên thị trường 1 (huy động vốn từ người dân và tổ chức) và thị trường 2 (thị trường tiền tệ liên ngân hàng) đang gần bằng nhau.

Theo ông Huân, lãi suất liên ngân hàng tăng thể hiện 2 ý nghĩa. Thứ nhất, dòng tiền đã ra được trong lưu thông tức các ngân hàng đã bắt đầu cho vay được, việc hút tiền về mang lại hiệu quả, không còn tình trạng "thừa tiền" trong hệ thống ngân hàng. 

Bên cạnh đó, lãi suất liên ngân hàng tăng cũng làm giảm áp lực về đầu cơ tỷ giá. Chênh lệch lãi suất VND và USD ở mức thấp sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ tỷ giá của các ngân hàng thương mại.

Lãi suất huy động hiện đã ở mức đáy, thấp nhất trong lịch sử, và khó có thể giảm sâu thêm. Vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn chứ không phải ngại vay ngân hàng do lãi suất cao, TS. Nguyễn Hữu Huân nhận định.

Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất áp dụng với các khoản vay mượn giữa các ngân hàng với nhau. Lãi suất này do NHNN nghiên cứu, quyết định. 

Theo quy định của NHNN, các ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo tính thanh khoản hệ thống. Trong khi đó, số lượng tiền mặt dự trữ của ngân hàng luôn biến động khiến các đơn vị không duy trì đủ lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc. 

Cuối ngày, nếu kiểm toán xong mà thấy bị thiếu hụt tiền dự trữ, ngân hàng sẽ phải vay gấp một khoản tiền để bù đắp vào nhằm duy trì tỷ lệ tiền mặt bắt buộc.

Do đó mà có chuyện các ngân hàng vay mượn lẫn nhau. Lãi suất này chính là lãi suất liên ngân hàng và thường cao hơn lãi suất huy động tiết kiệm từ cá nhân do tính chất "vay gấp, thời gian vay ngắn (qua đêm, trong tuần, trong tháng)". 

Xem thêm: mth.98313235172013202-neit-auht-hnac-teh-hnam-gnat-yav-uahn-ohc-gnah-nagn-taus-ial/hnaod-hnik/nv.moc.irtnad

Comments:0 | Tags:Kinh doanh vay

“Lãi suất ngân hàng cho nhau vay tăng mạnh: Hết cảnh "thừa tiền"?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools