vĐồng tin tức tài chính 365

Chiêu 'cấp khống' tiền mua chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết

2023-10-31 10:51

Trước hành vi thao túng này, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cùng bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC), Nguyễn Quỳnh Anh (cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần chứng khoán BOS) và 15 người khác bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đề nghị truy tố về tội Thao túng thị trường chứng khoán.

Ông Quyết cùng bà Thúy Nga, Minh Huế, Kiều Dung và Nguyễn Thiện Phú (cựu phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros) bị đề nghị về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong hơn bốn năm, từ tháng 5/2017 đến 1/2022, ông Quyết chỉ đạo em gái Minh Huế mượn giấy tờ của người thân để mở 500 tài khoản chứng khoán sau nhằm thao túng giá cổ phiếu. Để có tiền giao dịch, ông Quyết chỉ đạo cấp dưới ở Công ty CP Chứng khoán BOS cấp hạn mức sức mua chứng khoán khống cho số tài khoản trên mở tại công ty này.

Phòng giao dịch chứng khoán "cấp hạn mức khách hàng" theo yêu cầu của em gái ông Quyết. Khi được cấp, các tài khoản chứng khoán của nhóm ông Quyết sẽ hiện lên số dư cho dù thực tế không có tiền. Đây là số tiền tự điền vào nên chỉ có thể dùng để mua cổ phiếu chứ không rút được khỏi tài khoản.

C01 cáo buộc BOS đã cấp hạn mức (sức mua đầu ngày) trái quy định với tổng giá trị 170.500 tỷ đồng để đặt 15.000 lệnh mua 2,8 tỷ cổ phiếu "họ nhà" FLC.

Do cấp vốn khống, BOS bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước phạt hai lần, tổng cộng 250 triệu đồng. Đổi lại, BOS thu về 46 tỷ đồng phí giao dịch từ sức mua các mã chứng khoán do nhóm ông Quyết thao túng. Sau khi trừ đi 3 tỷ đồng nộp cho Sở Giao dịch chứng khoán, BOS vẫn hưởng lợi 43 tỷ đồng.

Tài khoản và tiền đã có, nhóm ông Quyết liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp lệnh nhóm, mua bán khối lượng lớn. Nhóm này còn áp đảo thị trường khi đặt lệnh mua/bán khối lượng lớn sau đó hủy lệnh, theo cơ quan điều tra.

Kết luận điều tra chỉ ra cách ông Quyết sử dụng để chi phối là khớp lệnh thông thường và khớp lệnh thỏa thuận. Trong các phiên giao dịch, nhóm ông Quyết đặt mua 25-70% tổng khối lượng đặt mua của thị trường sau đó hủy lệnh nhằm tạo ra cung cầu giả, thu hút nhà đầu tư. Tiếp đến, "đội lái" sẽ khớp lệnh nội bộ nhóm để không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu.

Trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC), nhóm ông Quyết sẽ liên tục đặt lệnh mua và bán để chiếm ưu thế toàn thị trường. Mục đích để chi phối thị trường vào thời điểm đóng cửa. Giá ngày hôm trước sẽ là giá tham chiếu cho phiên sau.

Ông Trịnh Văn Quyết, tháng 8/2019. Ảnh: Ngọc Thành

Ông Trịnh Văn Quyết, tháng 8/2019. Ảnh: Ngọc Thành

Khi giá các cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART được "lái" lên cao, ông Quyết chỉ đạo em gái bán toàn bộ để kiếm lời. Trong đó, hưởng lợi từ AMD 39 tỷ đồng, HAI 239 tỷ, GAB 3 tỷ, ART 44 tỷ và FLC 397 tỷ.

Trước việc cổ phiếu FLC có biến động mạnh về giá trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022, ông Quyết chỉ đạo em gái bán "chui" 74,8 triệu cổ phiếu, tổng giá trị khớp lệnh 1.600 tỷ đồng. Đây cũng là sự vụ khởi nguồn khiến ông Quyết vướng lao lý.

Do việc bán "chui", Ủy ban Chứng khoán nhà nước đã hủy giao dịch toàn bộ số cổ phiếu này. Nhà chức trách xác định là đã hoàn thành hành vi phạm tội nhưng hậu quả chưa đạt do bị ngăn chặn, nhà đầu tư mua số cổ phiếu này đã được trả lại tiền.

Không xác định được nhà đầu tư chứng khoán bị thiệt hại

C01 đã trưng cầu giám định Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính về việc xác định số tiền gây thiệt hại cho các nhà đầu tư mua 5 cổ phiếu AMD, HAI, GAB, ART, FLC trong giai đoạn ông Quyết thao túng. C01 đề nghị giám định trả lời: Nếu gây thiệt hại cho các nhà đầu tư chứng khoán thì phương pháp tính thiệt hại như thế nào? Căn cứ ra sao?

Kết luận điều tra nêu, theo trả lời của Bộ Tài chính, pháp luật hình sự hiện hành chưa có quy định hướng dẫn về xác định thiệt hại cho nhà đầu tư phát sinh từ hành vi thao túng chứng khoán. Hơn nữa, giá cổ phiếu được xác lập trên cơ sở khớp lệnh của hàng triệu tài khoản trên thị trường, trong đó có tài khoản của nhà đầu tư thông thường và cả tài khoản của nhóm thao túng như ông Quyết. Giao dịch của nhà đầu tư diễn ra thường xuyên, mua bán liên tục một mã trong thời gian dài. "Việc nhà đầu tư phát sinh nhiều giao dịch mua bán với cùng một mã cổ phiếu nên không thể xác định họ mua của ai, thời điểm nào".

Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tháng 3/2022. Ảnh: CAND

Cảnh sát khám xét trụ sở tập đoàn FLC, tháng 3/2022. Ảnh: CAND

"Do đó không thể đánh giá chính xác nhà đầu tư bị lỗ vì bán cổ phiếu đã mua của nhóm thao túng", Bộ Tài chính nêu và cho rằng ông Quyết thao túng thị trường chứng khoán, có nhà đầu tư giao dịch có lãi nhưng cũng có người bị thua lỗ. Nguyên nhân thua lỗ của nhà đầu xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau nên không thể khẳng định "thua lỗ do bị ông Quyết thao túng".

Từ vụ án này, C01 nhận thấy nhiều lỗ hổng trong thị trường chứng khoán như mở tài khoản dễ dàng và không kiểm soát nên nhóm tội phạm lợi dụng để tạo cung cầu giả, đẩy giá lên cao. Đặc biệt, hiện nay chưa có quy định để xác định thiệt hại cho nhà đầu tư tham gia mua bán các mã chứng khoán trong giai đoạn bị thao túng để có căn cứ xác định thiệt hại.

Ông Quyết, 48 tuổi, khởi nghiệp với nghề luật sư khi cùng các cộng sự mở văn phòng luật SMiC năm 2001, và sau đó chuyển sang mở hàng loạt doanh nghiệp. Ông từng là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản hơn 1 tỷ USD (hơn 24.000 tỷ đồng). Quá trình kinh doanh, chủ tịch FLC hai lần bị phạt vì giao dịch "chui" chứng khoán.

>> Danh sách 21 người bị đề nghị truy tố

Phạm Dự

Xem thêm: lmth.4850764-teyuq-nav-hnirt-gno-auc-naohk-gnuhc-aum-neit-gnohk-pac-ueihc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chiêu 'cấp khống' tiền mua chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools