vĐồng tin tức tài chính 365

Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam 10 năm qua

2023-10-31 14:52
Số lượng trường đại học tăng qua các năm - Đồ họa: MINH GIẢNG

Số lượng trường đại học tăng qua các năm - Đồ họa: MINH GIẢNG

Tuổi Trẻ Online thống kê dựa trên số liệu giáo dục đại học Việt Nam từ năm 2013 đến 2021. Những con số cho thấy những bước tiến và sự thụt lùi của giáo dục đại học trong giai đoạn này. 

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung khai thác các nội dung liên quan số lượng trường đại học, giảng viên, quy mô đào tạo, tuyển sinh và tốt nghiệp của sinh viên. Những số liệu trong bài được tổng hợp từ nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số lượng trường đại học và giảng viên tăng

Trong giai đoạn này, có 28 trường đại học được thành lập mới. Trong đó trường đại học công lập tăng 19 trường, ngoài công lập có 9 trường thành lập mới. Đáng chú ý là năm 2016 có đến 12 trường đại học được thành lập mới.

Thống kê này không bao gồm các trường đại học, học viện thuộc khối an ninh, quốc phòng.

Song song với số lượng trường đại học tăng, lực lượng giảng viên cũng tăng theo. Tuy nhiên xu hướng này có sự khác biệt về trình độ giảng viên.

Số giảng viên có trình độ đại học giảm dần theo từng năm - Đồ họa: MINH GIẢNG

Số giảng viên có trình độ đại học giảm dần theo từng năm - Đồ họa: MINH GIẢNG

Nhìn vào số liệu có thể thấy trong 9 năm, số giảng viên tăng thêm gần 13.000 người. Mặc dù vậy, cơ cấu và tỉ lệ tăng giảm theo trình độ của giảng viên có sự chênh lệch lớn.

Đối với giảng viên có trình độ đại học từ hơn 21.000 năm 2013 đã giảm mạnh chỉ còn hơn 5.500 năm 2021. Năm 2013, số giảng viên có trình độ đại học nhiều gấp đôi số giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ cộng lại!

Số lượng giảng viên có trình độ thạc sĩ tăng khoảng 13.000 trong cùng khoảng thời gian.

Số giảng viên có trình độ tiến sĩ tăng mạnh nhất trong giai đoạn này. Trong vòng 9 năm, số giảng viên có trình độ tiến sĩ đã tăng khoảng 16.000 người. Đáng chú ý năm 2017, số giảng viên tiến sĩ tăng đột biến, hơn 4.500 người so với năm 2016.

Ngược lại, nếu như giảng viên tiến sĩ, thạc sĩ tăng đều qua các năm thì số giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư lại tăng, giảm thất thường, không theo quy luật các năm trước đó. So với năm 2013, số giảng viên học hàm giáo sư năm 2021 tăng thêm 115 người, phó giáo sư tăng 1.699 người.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào số giảng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2018 sẽ thấy có sự bất thường. Đợt xét giáo sư, phó giáo sư năm 2017 mang nhiều tai tiếng với số lượng người được công nhận lên đến hơn 1.100. Trong năm này, số giảng viên giáo sư từ 574 năm 2016 đã tăng vọt lên 729 năm 2017 và bất ngờ giảm xuống chỉ còn 519 vào năm 2018. Con số này còn thấp hơn cả năm 2016.

Tương tự, số lượng phó giáo sư cũng như vậy. Năm 2016 có 4.113 người đã tăng lên 4.538 vào năm 2017 sau đó lại giảm chỉ còn 4.139 vào năm 2018.

Điều này có thể có nguyên nhân từ việc ngưng xét giáo sư, phó giáo sư năm 2018. Nhiều người về hưu trong khi không có lực lượng mới được công nhận bổ sung.

Quy mô đào tạo tăng, sinh viên tốt nghiệp giảm

Số lượng trường đại học tăng, giảng viên tăng giúp cho quy mô đào tạo (chính quy, từ xa, vừa làm vừa học) tăng.

Giáo dục đại học Việt Nam đã tiến, lùi thế nào trong chục năm qua? - Ảnh 4.

Điều đáng chú ý trong giai đoạn này đó là sự tăng quy mô đào tạo liên tục từ các trường ngoài công lập. Năm 2018, quy mô đào tạo giáo dục đại học cả nước giảm mạnh so với năm 2017, quy mô đào tạo các trường ngoài công lập chỉ giảm nhẹ.

Quy mô đào tạo cả nước giảm tương ứng với mức giảm của các trường công lập. Tuy nhiên quy mô đào tạo của khối trường ngoài công lập vẫn tăng đều liên tục trong 8/9 năm.

Trong khi quy mô đào tạo, số sinh viên tuyển mới tăng thì số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm lại liên tục giảm.

Giáo dục đại học Việt Nam đã tiến, lùi thế nào trong chục năm qua? - Ảnh 5.

Nếu so sánh số sinh viên nhập học và tốt nghiệp hằng năm sẽ thấy khoảng cách ngày càng xa. Kể từ năm 2017, số sinh viên tốt nghiệp bắt đầu giảm dần bất kể số tuyển mới những năm sau đó đều tăng mạnh. Đến năm 2021, chênh lệch giữa số nhập học và tốt nghiệp lên đến hơn 300.000 sinh viên.

Tỉ lệ sinh viên/giảng viên tăng

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên liên tục tăng trong những năm gần đây - Đồ họa: MINH GIẢNG

Tỉ lệ sinh viên/giảng viên liên tục tăng trong những năm gần đây - Đồ họa: MINH GIẢNG

Thống kê giai đoạn này cho thấy tỉ lệ sinh viên/giảng viên liên tục tăng trong những năm gần đây khi quy mô đào tạo, số lượng tuyển mới tăng. Tỉ lệ này chúng tôi tính 1:1, không quy đổi theo học hàm, học vị như quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2018 là năm có tỉ lệ sinh viên/giảng viên thấp nhất: 20,8 sinh viên/giảng viên. Tuy nhiên những năm tiếp theo, tỉ lệ này liên tục tăng và đạt 27,4 sinh viên/giảng viên năm 2021. Năm có tỉ lệ cao nhất là 2014 với 27,8 sinh viên/giảng viên.

Trường đại học "khát" giáo sư, phó giáo sưTrường đại học 'khát' giáo sư, phó giáo sư

Nhiều trường đại học đang "trắng" giáo sư, phó giáo sư. Không ít nơi chi tiền tỉ để thu hút người có học hàm nhưng kết quả chưa như mong đợi.

Xem thêm: mth.14474941113013202-auq-man-01-man-teiv-coh-iad-cud-oaig-ev-ion-teib-os-noc-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những con số biết nói về giáo dục đại học Việt Nam 10 năm qua”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools